Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu xác định gien fgr và sự biểu hiện mùi thơm của các dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám Xuân Đài và Tám Thơm 10:31 AM,6/22/2017

Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Minh Anh Tuấn, Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Xuân Viết và Nguyễn Minh Công (Sở Giáo dục Đào tạo Tuyên Quang, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) nghiên cứu nhằm xác định gien fgr và sự biểu hiện mùi thơm của các dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám Xuân Đài và Tám Thơm.

Mùi thơm là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất làm gia tăng giá trị của hạt gạo trên thị trường trong và ngoài nước. Mùi thơm của lúa liên quan chủ yếu đến các hợp chất dễ bay hơi, trong đó chủ yếu là chất 2AP. Sự hình thành chất này do gien lặn fgr nằm trên cánh dài của nhiễm sắc thể số 8 kiểm soát.

Để nghiên cứu sự biểu hiện  mùi thơm của 19 dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám Xuân Đài, 20 dòng đột biến phát sinh từ giống lúa Tám Thơm, 2 giống gốc và giống đối chứng không thơm (Dự), đã gieo trồng chúng ở 3 vùng sinh thái khác nhau.

Nghiên cứu sử dụng chỉ định phân tử BADH2 để xác định gien thơm cho thấy: các dòng đột biến và 2 giống gốc đều chứa các gien lặn fgrfgr kiểm soát sự tổng hợp 2AP, chất đóng vai trò chủ đạo tạo ra mùi thơm. Các dòng đột biến này đều biểu hiện có mùi thơm, khác với dòng 10596 và 19449 có gien thơm fgr nhưng không biểu hiện mùi thơm. Cùng một dòng đột biến hoặc giống gốc nhưng khi gieo trồng ở những vùng ven biển (Nam Định) thì có chỉ số mùi thơm cao hơn khi gieo trồng tại Hà Nội (Thanh Trì), tiếp đó là vùng miền núi tỉnh Tuyên Quang (Sơn Dương); khi gieo trồng ở vụ mùa thì có chỉ số mùi thơm cao hơn so với ở vụ Xuân, thu hoạch ở thời điểm bắt đầu chín (8/10) thì cho chỉ số mùi thơm cao hơn so với trường hợp thu hoạch khi hạt chín toàn phần (10/10).

Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 01 năm 2017

Send Print  Back
The news brought
Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung Proteaza và chất axit hóa đến khả năng sinh trưởng và tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng ở gà 6/22/2017
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phôi Soma và Bioreactor trong nhân giống hoa Ly ly nhiệt đới CONCA D'OR (ORIENT X TRUMPET) 6/22/2017
Nghiên cứu tối ưu hóa một số thành phần nano trong compozit hydroxypropyl metyl xenluloza ứng dụng cho bảo quản chuối 6/22/2017
Công nghệ mới giúp chế biến sắn hiệu quả và bền vững hơn 6/22/2017
Ứng dụng khoa học - công nghệ vào nông nghiệp công nghệ cao 6/22/2017
Hòa Bình: Thành công bước đầu với mô hình trồng dưa trong nhà kính 6/22/2017
Nghiên cứu thành công thuốc diệt nấm sinh học chống bệnh thán thư 6/21/2017
Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của bò cái lai B.B.B trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 6/21/2017
Mô hình trồng cây chanh đào áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trên vùng đất đồi huyện Lập Thạch 6/21/2017
Chế tạo thành công dây chuyền xử lý rơm rạ và đóng bịch nấm tự động 6/21/2017
Ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm nấm có ích trừ rầy nâu hại lúa và trừ sâu hại rau họ hoa thập tự tại Hải Phòng 6/21/2017
Nghiên cứu một số yếu tố gây bệnh cúm lợn và biện pháp phòng, chống 6/21/2017
Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất, sử dụng chế phẩm probiotic phục vụ chăn nuôi lợn, gà 6/21/2017
Hệ thống chăm sóc cây trồng tự động của sinh viên cao đẳng 6/20/2017
Máng ăn cho heo tự động 6/19/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121251895 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn