Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đánh giá độc tính của chì thông qua cá ngựa vằn 3:08 PM,11/9/2015

Các tác giả Trần Thị Phương Dung, Nguyễn Hiếu, Nguyễn Thị Thương Huyền, Trường đại học sư phạm TP.HCM  đã thực hiện đề tài “Đánh giá sự tác động của chì lên quá trình phát triển phôi cá ngựa vằn (Danio rerio)”, tiến hành trên mô hình phôi cá ngựa vằn nhằm đánh giá độc tính của chì thông qua đánh giá tỷ lệ sống chết của phôi, nhịp quẫy mình, nhịp tim ở các giai đoạn: phôi nang, phôi vị, phân đốt, hình thành hầu họng; và thông qua đánh giá tỷ lệ nở của phôi.

Hiện nay, chì là một trong số các kim loại được liệt kê đầu tiên trong báo cáo về mức độ gây ô nhiễm của các kim loại nặng. Khi cơ thể sinh vật nói chung và con người nói riêng bị nhiễm chì thường dẫn đến các bệnh liên quan đến thần kinh. Việc đánh giá tác động của chì đến sự sống sinh vật đã và đang được nhiều nhóm nghiên cứu với các mô hình thí nghiệm khác nhau. Một trong những mô hình thường được sử dụng cho hướng nghiên cứu này là dùng các động vật thủy sinh, đặc biệt là cá ngựa vằn.

Bộ gen cá ngựa vằn có độ tương đồng cao với bộ gen người. Bên cạnh đó, chúng có kích thước nhỏ, phát triển nhanh và vòng đời ngắn nên rất lý tưởng cho các mô hình đánh giá. Đặc biệt, cá cái mỗi lần đẻ cho số lượng phôi lớn và phôi được bao bọc trong lớp vỏ trong suốt, dễ quan sát, đồng thời đây cũng là giai đoạn nhạy cảm trong vòng đời của chúng. Chính vì vậy, cá ngựa vằn được sử dụng phổ biến trong các quy định về kiểm tra độc tính thủy sản cũng như làm chỉ thị để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phôi cá ngựa vằn khi bị phơi nhiễm chì trong các nồng độ khảo sát vẫn cho tỷ lệ sống cao (82,5 – 92,5%). Trong các nồng độ chì khảo sát, chưa có nồng độ nào là ngưỡng gây chết LC50 của phôi cá ngựa vằn. Tỷ lệ sống của phôi thấp nhất tại giai đoạn hầu họng; nhịp tim giai đoạn hầu họng và giai đoạn phôi nở tăng tuyến tính theo thứ tự tăng dần các nồng độ khảo sát; nhịp quẫy mình bị ảnh hưởng tại giai đoạn hầu họng nhiều nhất (giảm tuyến tính theo thứ tự các nồng độ khảo sát); tỷ lệ nở của phôi giảm tuyến tính theo thứ tự các nồng độ khảo sát.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá ngừ mắt to tại Việt Nam 11/9/2015
Mô hình chà kết hợp rạn nhân tạo phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 11/9/2015
Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh 11/9/2015
Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ 11/9/2015
Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp khai thác đến chất lượng cá ngừ đại dương ở Việt Nam 11/9/2015
Sản xuất thành công giống cá Bá chủ 11/5/2015
Sinh sản nhân tạo thành công cá rô biển 11/5/2015
Số lượng sinh vật biển giảm một nửa 11/4/2015
Thử nghiệm công nghệ mới giúp ngư dân tiết kiệm nhiên liệu 7/23/2015
Đầu tư khoa học cho thủy sản: Vừa thiếu, vừa yếu 6/8/2015
Ứng dụng DEA nuôi thủy sản 5/7/2015
Mô hình nuôi ghép tôm sú với cá rô phi cứu nghề tôm 4/24/2015
Đánh giá sinh trưởng của một số đàn tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) 2/25/2015
Đánh giá hiện trạng môi trường nước tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu phục vụ nuôi tôm 2/6/2015
Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu tam bội Thái Bình Dương giai đoạn giống 2/6/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121048828 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn