Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chiết xuất chất "siêu ngọt", không năng lượng từ cây cỏ ngọt 3:03 PM,11/9/2015

Nhóm nghiên cứu Tôn Nữ Liên Hương, Võ Hoàng Duy, Dương Mộng Hòa, Ðỗ Duy Phúc và Nguyễn Duy Thanh, khoa khoa học tự nhiên, Trường đại học Cần Thơ đã nghiên cứu quy trình chiết xuất stevioside từ cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bertoni) trồng tại thành phố Ðà Lạt. Nghiên cứu tập trung trên hai phương pháp tinh chế sản phẩm: sắc ký cột pha thường silica gel 60 và phương pháp lọc với chất hấp thụ celite.

  Cây cỏ ngọt là 1 trong khoảng 145 loài thuộc chi Stevia, là loài cây bụi, có nguồn gốc từ Paraguay, đã được sử dụng phổ biến và làm thuốc tại Nam Mỹ. Loài Stevia rebaudiana đã được trồng ở một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia. Cây này bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ năm 1988. Ðến nay, giống cỏ ngọt này được trồng và phát triển trên nhiều vùng trong cả nước, từ các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Phú Thọ... cho đến các tỉnh phía Nam như Lâm Ðồng, Ðắk Lắk.

Stevioside là thành phần chủ yếu thuộc nhóm steviol glycosid, một nhóm các dẫn xuất diterpene glycosid được chiết xuất từ cây Stevia rebaudiana. Từ lâu, steviol glycosid đã được sử dụng như một nguồn chất làm ngọt không năng lượng, với độ ngọt rất cao (khoảng 200 - 300 lần đường sucrose từ mía). Ngoài ra, theo nhiều tài liệu, stevioside còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp cải thiện các bệnh về tim mạch, huyết áp. Stevioside đã được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm tại các quốc gia tiên tiến như Nhật, Mỹ,...

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học, thành phần hóa học cây Stevia rebaudiana và khảo sát cấu trúc của nhóm chất chủ yếu tạo vị ngọt. Tuy nhiên, ở nước ta hiện có rất ít nghiên cứu về loài cây cỏ ngọt này, chủ yếu khảo sát quy trình sinh trưởng của cây, và chưa có nghiên cứu nào về quy trình chiết xuất nhóm hợp chất tạo vị ngọt. Vì thế, việc nghiên cứu chiết xuất stevioside từ cây này là một việc rất cần thiết và mang tính thời sự.

Với phương pháp chiết bằng nước nóng 650C, trên nguyên liệu cỏ ngọt, trồng tại vùng Ðà Lạt, thu được cao chiết thô chứa các chất có vị ngọt, hiệu suất là 22,67%. Trong các cách tinh chế nhóm chất tạo vị ngọt, có 2 phương pháp đã được khảo sát. Quy trình tinh chế stevioside bằng sắc ký cột đạt hiệu suất 0,13%, kém hiệu quả hơn quy trình tinh chế stevioside bằng acid hóa bằng acid citric, lọc qua cột celite rồi đưa về pH = 7, với hiệu suất tinh chế là 1,28%.

Stevioside được chiết xuất từ cây cỏ ngọt và tinh chế theo 2 quy trình có độ tinh khiết cao, qua kiểm chứng trên HPLC và phổ nghiệm NMR, chứng tỏ cả 2 phương pháp đều có thể ứng dụng, tuy nhiên trong quy mô công nghiệp, việc sắc ký cột có nhiều bất lợi.

Với quy trình chiết xuất bằng nước nóng 650C và tinh chế theo phương pháp 1, sử dụng các dung môi, hóa chất rẻ, sạch, phù hợp với hướng nghiên cứu hóa học xanh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sống, thiết bị kèm theo cũng không quá đắt tiền, kết quả của nghiên cứu có thể góp phần vào việc chọn giải pháp chiết xuất chất tạo ngọt từ cây cỏ ngọt, ứng dụng vào đời sống. Nhóm nghiên cứu còn đang tiếp tục những nghiên cứu về hoạt tính sinh học stevioside, nhằm tăng khả năng ứng dụng của đề tài.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Định lượng đồng thời một số acid béo trong dầu hạt mơ 11/9/2015
Nghiên cứu quy trình sản xuất đồ uống chống oxy hóa chứa Phloratanin tảo biển 11/9/2015
Tìm ra cách khiến kem không tan chảy 11/3/2015
Tăng thêm hương vị của cà chua bằng cách nhúng vào nước nóng 11/3/2015
Cách nấu cơn an toàn nếu gạo bị nhiễm thạch tín 10/21/2015
Phát triển thành công loại rong biển có mùi vị như thịt xông khói 10/21/2015
Sấy vi sóng giúp bảo quản nông sản sau thu hoạch 8/4/2015
Cảnh báo an toàn thực phẩm cho người dùng nhờ nắp chai thông minh 8/4/2015
Máy pha cà phê tự động “Made in Việt Nam” đầu tiên 7/24/2015
Chuyển giao công nghệ chế biến quả sơn tra 7/23/2015
Hà Tĩnh: Ứng dụng chuyển giao KH&CN sản xuất một số giống rau, củ quả chất lượng cao 6/29/2015
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy song song 4 bậc tự do cấu hình Delta ứng dụng trong dây chuyền sản xuất thực phẩm 4/9/2015
Sản xuất chế phẩm protein thủy phân và màng ruột sấy khô từ phế liệu của quá trình chế biến vỏ bọc xúc xích 4/3/2015
Chế phẩm protein thủy phân và màng ruột sấy khô từ phế liệu của quá trình chế biến vỏ bọc xúc xích 4/2/2015
Phụ gia thực phẩm có thể được sử dụng trong chất chống đông vô hại 3/31/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120722853 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn