Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Điều khiển bọ cánh cứng từ xa bằng sóng vô tuyến 3:03 PM,3/24/2015

Nghiên cứu côn trùng khi chúng đang bay là điều khó khăn. Côn trùng thường bị buộc tại chỗ cho dù điều này làm ảnh hưởng đến cách chúng bay. Đó là lý do các nhà khoa học thuộc trường Đại học California, Hoa Kỳ và Đại học công nghệ Nanyang, Singapore đã đưa ra cách tiếp cách khác, trong đó họ gắn một phụ kiện điện tử vào các con bọ cánh cứng lớn, cho phép điều khiển chúng từ xa trong khi chúng bay tự do. Công nghệ này không chỉ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cách côn trùng bay, mà có tiềm năng ứng dụng trong các lĩnh vực như tìm kiếm cứu nạn.

 Phụ kiện điện tử bao gồm một bộ vi điều khiển đã được thương mại, một bộ truyền/nhận không dây và một pin lithium nhỏ công suất 3,9V. Ngoài ra c̣n có 6 điện cực được gắn vào thùy quang (optic lobes) của bọ cánh cứng và các cơ điều khiển bay.

 Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã đặt những con bọ cánh cứng trong một phòng kín trang bị 8 camera theo dõi chuyển động ba chiều. Sử dụng tín hiệu vô tuyến truyền đến phụ kiện điện tử mỗi mili giây một lần, nhóm nghiên cứu kích thích có chọn lọc các cơ khác nhau. Qua đó, họ có thể làm cho bọ cánh cứng cất cánh, bay sang trái/phải hoặc bay tại chỗ. Đồng thời, phụ kiện điện tử cũng truyền dữ liệu của cơ thần kinh đến máy tính.

 Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ gai xương thứ ba ở nách của bọ cánh cứng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng bay sang bên trái hoặc phải. Trước đây, cơ này được cho là chỉ liên quan đến hành vi cụp cánh của côn trùng.

 Theo GS. Hirotaka Sato, trưởng nhóm nghiên cứu, bọ cánh cứng được gắn phụ kiện điện tử có nhiều tiềm năng ứng dụng khác ngoài nghiên cứu về côn trùng học. GS. Hirotaka cho biết: “Chúng tôi có thể dễ dàng tích hợp tai nghe nhỏ hay cảm biến nhiệt cho các ứng dụng trong công tác tìm kiếm cứu nạn. Nhờ có công nghệ này, chúng tôi cũng có thể khám phá những khu vực không dễ tiếp cận như các ngóc ngách hay khe nứt của các tòa nhà bị sập”.

 Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Current Biology. 

Nguồn: NASATI, ngày 20/3/2015
Send Print  Back
The news brought
Robot tuần tra sửa chữa lưới điện 3/24/2015
Tiềm năng ứng dụng của các sợi nano lai cho các máy tính và màn hình mềm dẻo 3/20/2015
Đèn xe đạp laser thành công lớn nhờ vốn đám đông 3/20/2015
Vớ robot giảm nguy cơ bị tắc mạch máu cho bệnh nhân liệt giường 3/20/2015
Những vấn đề mới trong mạch tích hợp 3/20/2015
Bóng đèn thông minh có trên hàng triệu màu sắc 3/20/2015
Chiếc găng tay mở ra thế giới mới cho người mù 3/19/2015
Mạch điện tử có thể kiểm soát âm thanh và ánh sáng 3/19/2015
Quạt bàn hình cầu đầu tiên trên thế giới 3/19/2015
Công nghệ mới kéo dài tuổi thọ của pin 3/13/2015
Chế tạo "robot gián" chuyên cứu sinh thảm họa 3/12/2015
Bước tiến mới trong vật liệu cho điện toán lượng tử 3/12/2015
Kingston DDR4 SO-DIMMs đạt chứng nhận tương thích với bộ vi xử lý mới 3/11/2015
Gạch in 3D có thể làm mát không gian phòng bằng nước 3/10/2015
Công nghệ sản xuất màn hình LCD ba chiều 3/10/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120582971 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn