Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Thanh Hóa: Kết quả bước đầu thử nghiệm sản xuất giống loài phi (sanguinolaria diphos, linnaeus 1771) 3:22 PM,10/5/2017

Phi là một loại hải sản có ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa như: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương, Sầm Sơn. Đây là món đặc sản quý hiếm vì có hương vị đậm đà, bổ dưỡng. Trước đây được chọn làm sản vật để dâng tiến vua. Tuy nhiên, phi ngày càng ít do bị khai thác nhiều và do nghề nuôi ngao phát triển, phi không còn nhiều môi trường thuận lợi để phát triển.

Để bảo tồn và phát triển loài Phi tại Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao trực tiếp cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III chủ trì thực hiện Đề tài “Nghiên cứu sinh học nguồn lợi và thử nghiệm sản xuất giống loài phi (Sanguinolaria diphos, Linnaeus, 1771) tại Thanh Hoá.”. Trong thời gian triển khai từ tháng 6/2015 đến nay Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa tiến hành nuôi vỗ Phi bố mẹ với kích cỡ 22-25 g/con, mật độ thả nuôi 1,5 kg/m2, tỉ lệ thành thục đạt trên 85%. Sau thời gian nuôi vỗ 30 ngày, tiến hành kích thích cho sinh sản bằng phương pháp kích nhiệt với phơi nắng trực tiếp, sau đó đưa vào bóng râm và cuối cùng đưa vào bể tạo dòng chảy. Kết quả đã sản xuất được 1.000.000 phi xuống đáy 10-15 ngày và 100.000 phi giống cấp 1, kích cỡ 500-1000µm. Nguồn thức ăn cho Phi bố mẹ và ấu trùng là ba loại tảo đơn bào: Chaetoceros mulleri, Isochrysis galbana, Nanochloropsis occulata, được nuôi tại chỗ với chất lượng tốt, số lượng đủ cung cấp cho các thí nghiệm.

Sở KH&CN Thanh Hóa đã tổ chức kiểm tra nội dung bố trí công thức thử nghiệm sản xuất giống phi. Tại buổi kiểm tra hiện có 1 bể phi bố mẹ; 2 bể phi giống cấp 1; 3 bể phi giống hiện đã xuống đáy. Lấy mẫu soi trên kính hiểm vi, phi đã bắt đầu có màu tím và vận động bình thường, thò chân đào di chuyển trên lam kính. Lãnh đạo Sở KH&CN đánh giá cao kết quả đạt được bước đầu của nhiệm vụ, đồng thời yêu cầu chủ nhiệm đề tài cũng như đơn vị chủ trì tiếp tục theo dõi quá trình sinh trưởng của loài phi, đánh giá khả năng sinh sản nhân tạo Phi làm tiền đề cho bước nghiên cứu sản xuất phi thương phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Nguồn: Sở KH& CN Thanh Hóa

Send Print  Back
The news brought
Bình Định: Thêm một làng nghề nước mắm truyền thống được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu 9/28/2017
Phát hiện bọ đuôi dài dưới lòng đất 9/28/2017
Tính cách phức tạp của loài cá 9/28/2017
Nguy cơ các loài sinh vật lớn và nhỏ nhất tuyệt chủng 9/22/2017
Phát hiện loài mực ống trong suốt như kính 9/22/2017
Giá cua biển ở Cà Mau giảm mạnh 9/21/2017
Giá cá tra xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng mạnh 9/20/2017
Ứng dụng thành công năng lượng mặt trời vào sản xuất nước mắm quy mô công nghiệp 9/15/2017
Đồng Tháp: Công bố nhãn hiệu chứng nhận “Cá điêu hồng Bình Thạnh” 9/14/2017
Hà Tĩnh: Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi ốc hương trong ao đất 9/14/2017
Xuất khẩu tôm tăng mạnh 9/13/2017
Australia ra thông báo mới về quản lý tôm và các sản phẩm tôm nhập khẩu 9/13/2017
Doanh nghiệp XK cá tra, da trơn cần nâng cao chất lượng sản phẩm 9/13/2017
Quy định về quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản 8/21/2017
Hải Phòng: Ứng dụng KH&CN nhằm phát triển kinh tế biển đảo 8/13/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120376066 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn