Chào Bán CN/TB
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
Chào bán CN/TB
Dịch vụ đo độ cứng BRINELL
Mã số: VN33209
Tên CN/TB chào bán: Dịch vụ đo độ cứng BRINELL
Nước có CN/TB chào bán: VN Việt Nam
Chỉ số phân loại SPC:
  • Các thiết bị và dụng cụ đo lường, kiểm tra, thử nghiệm, định vị và các mục đích khác
  • Mô tả quy trình CN/TB:

    Phương pháp này được sử dụng rộng rãi và đã được tiêu chuẩn hóa để kiểm tra độ cứng vật liệu trong các ngành kỹ thuật và luyện kim.

    Độ cứng Brinell được xác định bằng cách nhấn một khối cầu bằng thép cứng hoặc cacbit có đường kính D xác định dưới một tải trọng P cho trước, trong khoảng thời gian nhất định, bi thép sẽ lún sâu vào mẫu thử (Mũi thử trong phương pháp đo này là bi thép có đường kính 10 mm với lực ấn 3000 kg ấn lõm vào bề mặt kim loại. Đối với các kim loại mềm, lực ấn sẽ được giảm xuống 500 kg, và đối với các kim loại cực cứng, sẽ sử dụng đến bi thử Cardbide Tungsten để giảm thiểu biến dạng đầu thử).
    Trong phương pháp này, trị số độ cứng gọi là HB được xác định bằng áp lực trung bình, biểu thị bằng Newton trên 1 mm2 diện tích mặt cầu do vết lõm để lại, độ cứng Brinell được tính theo công thức:

                             
     HB = 2P/ Π.D.(D – sqrt(D2-Di2)

    Trong đó :

    P – Áp lực ấn vuông góc với mặt mẫu thử và được qui định theo tiêu chuẩn. (Bảng 1).
    D – Đường kính bi đo (mm) được quy định theo TCVN. (Bảng 1).

    Di – Đường kính vết lõm (mm).

    Người ta đo đường kính vết lõm bằng những dụng cụ chuyên dùng, với đường kính viên bi và áp lực ấn xuống cho trước mà ta biết được độ cứng HB. Đường kính viên bi phụ thuộc vào chiều dày vật đo. Vật đo càng mỏng thì đường kính viên bi càng nhỏ. Đường kính bi đo được tiêu chuẩn hóa, theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là 10mm; 5mm; 2,5mm và 1mm. Tải trọng P cũng có một giá trị xác định.
    Tải trọng đo phụ thuộc vào vật liệu đo, nó tỉ lệ thuận với tỷ số F/D2. Thực tế được quy định như sau:

    + Thép và Gang: 30

    + Hợp kim đồng: 10

    + Hợp kim ổ trượt: 2

    + Thiếc, chì và hợp kim: 1

    Tuy nhiên, muốn kết quả đo được chính xác hơn ta nên chọn tải trọng sao cho đường kính vết lõm Di tạo nên nằm trong khoảng (0,2 - 0,6)D.
    Thời gian tác dụng tải trọng cũng ảnh hưởng đến kết quả đo nên cũng chọn cho phù hợp. Thời gian này phụ thuộc vào độ cứng của vật liệu đo. Thời gian cài đặt tải càng tăng nếu nhiệt độ chảy của vật liệu càng thấp. Thông thường có thể chọn như sau:
    + Với kim loại đen và hợp kim đen

                  HB = 140 ÷ 450 chọn 10s

                  HB < 140 chọn 30s

    + Với kim loại màu và hợp kim màu

                  HB = 31,8 ÷ 130 chọn 30s

                  HB = 8 ÷ 35 chọn 60s

     Phương pháp này chỉ dùng khi độ cứng vật liệu dưới 450HB, với vật liệu cứng hơn sai số sẽ lớn hơn. So với các phương pháp thử độ cứng khác, bi thử Brinell tạo ra vết lõm sâu và rộng nhất, do đó phép thử sẽ bình quân được độ cứng trên một phạm vi rộng hơn của vật đo. Đây là phương pháp tối ưu để đo độ cứng khối hoặc hoặc độ cứng tổng thể của một loại vật liệu, đặc biệt là vật liệu có cấu trúc không đồng đều. Các vết xước và độ nhám bề mặt hầu như không ảnh hưởng tới phép thử Brinell. Tuy nhiên phương pháp thử này không phù hợp với đo các vật thể nhỏ.

    Lĩnh vực áp dụng:
  • Luyện kim
  • Sản xuất kim loại và hợp kim màu, quý hiếm
  • Mức độ phát triển: Sản xuất thử nghiệm
    Ưu điểm CN/TB: * Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng : - Ưu điểm: + Phạm vi đo tương đối rộng. + Có thể so sánh với các tải trọng khác nhau (với cùng một hệ số L/D2 xác định). + Ít nhạy cảm với chất lượng bề mặt kiểm tra. + Có mối liên hệ tương đối với độ bền kéo. - Nhược điểm: + Do mũi thử bằng bi có độ cứng tương đối cao, nên chỉ dùng khi độ cứng vật liệu dưới 450HB, vật liệu cứng hơn thì sai số đo sẽ lớn. + Vết đo làm biến cứng vật liệu. + Không thích hợp cho vật liệu mỏng, mạ phủ, vật liệu quá cứng
    Phương thức chuyển giao:
  • Chìa khóa trao tay
  • Thỏa thuận với khách hàng
  • Từ khóa:
    Độ cứng; Đo độ cứng; Dịch vụ đo độ cứng; Brinel; Thiết bị đo độ cứng
    Bạn có muốn yêu cầu CNTB này không?

    Quay Lại   ||   Sản phẩm cùng loại   ||    Gửi yêu cầu   ||    Thông tin đơn vị   

     Video
    Get the Flash Player to see this player.
    STEM 2016
    mô hình Nông Lâm














    Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
    Số lượt truy cập: 121112750 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
    Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
    Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn