Chào Bán CN/TB
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
Chào bán CN/TB
Xử lý nước thải dệt nhuộm công nghệ mới
Mã số: VN90002
Tên CN/TB chào bán: Xử lý nước thải dệt nhuộm công nghệ mới
Nước có CN/TB chào bán: VN Việt Nam
Chỉ số phân loại SPC:
  • Dịch vụ xử lý chất thải, rác thải
  • Mô tả quy trình CN/TB:

    CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

    Có nhiều phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm đã được nghiên cứu và ứng dụng nhưng có nhiều phương pháp chưa đạt hiệu quả cao do công nghệ phức tạp hoặc chi phí đầu tư và vận hành quá lớn. Ta có các phương pháp cơ học, hóa học, hóa lý hoặc sinh học. Ta không nói nhiều về cơ học (chắc cái này đơn giản đối với các bạn rồi). Còn về hóa học (đó là trung hòa hoặc oxy hóa – khử), trung hòa nước thải dệt nhuộm thì sinh ra bùn, oxy hóa khử thì tốn hóa chất. Ta sẽ nói nhiều hơn về hai phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học để xử lý nước thải dệt nhuộm.

    –         Hóa lý: keo tụ tạo bông hoặc trích ly

    + Keo tụ tạo bông: tức là ta cho hóa chất (hóa chất keo tụ) vào trong nước thải dệt nhuộm để hóa chất phản ứng với các chất ô nhiễm (có các thiết bị khuấy trộn) thì sẽ tạo ra cặn lơ lửng và nhờ các hóa chất trợ keo tụ (cát, silicat hoạt tính hoặc polymer) để tạo thành các bông cặn và lắng bằng trọng lực (ở bể lắng hóa lý).

    + Trích ly: Phương pháp này thường làm sạch nước thải chưa phenol, dầu, acid hữu cơ,… chỉ thực hiện khi nồng độ chất thải > 3 – 4 g/l. Phương pháp phải được so sánh giữa chi phí bỏ ra và thành phẩm thu được.

    –         Sinh học: có quá nhiều công trình xử lý nào là bùn hoạt tính Aerotank, sinh học từng mẻ SBR, hồ sinh học, MBBR… nhưng nhìn chung thì đều dựa trên cơ sở hoạt động phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật để xử lý chất hữu cơ trong xử lý nước thải dệt nhuộm.

    Người ta có thể sử dụng hóa lý, sinh học hoặc cả hai kết hợp tùy theo yêu cầu và tính chất nước thải trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm. Qua quá trình tiếp xúc thực tế tôi nhận thấy ra vấn đề mà bạn đọc cần quan tâm là mình áp dụng phương pháp nào trước và cái nào sau. Trên thực tế có những công trình được thiết kế để xử lý nước thải dệt nhuộm là hóa lý trước rồi xử lý sinh học sau nhưng có trường hợp ngược lại là sinh học trước và xử lý hóa lý sau. Vậy theo bạn thì bạn chọn trường hợp nào?

    Theo tôi thì ta phải sử dụng hóa lý trước rồi mới đến các công trình sinh học. Vì nếu nhìn vào các chỉ tiêu trên nếu ta lấy tỉ lệ giữa BOD/COD thì nó sẽ <0,5. Theo nguyên tắc thì nếu tỉ lệ BOD/COD< 0,5 thì ta phải tiến hành xử lý hóa lý trước. Trong xử lý nước thải dệt nhuộm tải lượng ô nhiễm rất lớn nhất là COD và độ màu, nếu không qua xử lý mà cho vào công trình sinh học thì sẽ dễ bị sốc tải, vi sinh không hoạt dộng và sinh trưởng phát triển vì thế công trình sinh học không xử lý được. Mà xử lý hóa lý chỉ đạt được tối đa 40-50% chỉ tiêu BOD, như vậy vẫn chưa xử lý triệt để hàm lượng các chất ô nhiễm

    XỬ LÝ MÀU TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

    Ngoài các chỉ tiêu như COD, BOD, SS, nhiệt độ, pH thì độ màu là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong vấn đề xử lý nước thải dệt nhuộm.

    Việc xử lý màu có khá nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung chủ yếu là phương pháp thường được nhắc đến là sử dụng ozone, phương pháp hấp phụ, hóa chất khử màu, điện phân, sử dụng enzyme…

    –         Phương pháp ozone: là phương pháp trên mặt lý thuyết thì có vẻ hợp lý nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn nguyên nhân là do ozone oxy hóa được cả thuốc nhuộm và các chất hữu cơ. Vì vậy nếu chất hữu cơ trong nước thải lớn thì đòi hỏi lượng ozone phải đủ lớn để xử lý màu thuốc nhuộm (nước có độ màu 400 Pt-Co cần 30g ozone/m3 nước thải/2 giờ, 2,6 triệu đồng/g ozone, sáu tháng thay điện cực lần) tuy nhiên trong quá trình thí nghiệm tôi sử dụng ozone kết hợp cả UV không hẳn đã xử lý được màu nước thải như ta thường nhắc đến.

    –         Phương pháp plasma, điện phân: hiện có vài trường đại học như ĐHTN, SPKT hợp tác với tôi nghiên cứu song vẫn ở dạng đề tài nghiên cứu bởi chi phí đầu lớn cho điện cực và thiết bị hoặc chi phí vận hành quá lớn không mang lại lợi ích kinh tế.

    –         Phương pháp hấp phụ: người ta thường dùng than hoạt tính, than nâu hoặc đất sét biến tính,… Tuy nhiên khi dùng phương pháp này thì nồng độ, bản chất,… sẽ quyết định thời gian và tốc độ hấp phụ, vì vậy ta không thể kiểm soát được, ngoài ra than hoạt tính có giá thành cao và nếu sử dụng than bột thì rất khó lắng (tức là phải xử lý thứ cấp).

    –         Hóa chất khử màu: hiện nay có rất nhiều hóa chất khử màu khác nhau trên thị trường và hầu hết các loại hóa chất này điều xuất xứ từ nước ngoài và phải nhập khẩu về Việt Nam vì vậy giá thành rất cao vì vậy gây khó khăn cho nhà đầu tư rất nhiều. Vì thế hiện nay ở Việt Nam cũng cho ra đời hóa chất khử màu với hiệu quả khá cao, giá thành tương đối, sử dụng đơn giản để xử lý màu nước thải dệt nhuộm được nghiên cứu từ công ty môi trường Ngọc Lân có tên là Hano Ngọc Lân.


    Lĩnh vực áp dụng:
  • Công nghệ hoá chất. Công nghiệp hoá chất
  • Nông nghiệp và lâm nghiệp
  • Mức độ phát triển: Thương mại hoá
    Phương thức chuyển giao:
  • Chìa khóa trao tay
  • Thỏa thuận với khách hàng
  • Từ khóa:
    Xử lý nước thải dệt nhuộm công nghệ mới; Công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm; Xử lý nước thải công nghệ mới; Công nghệ xử lý nước thải ; công nghệ xử lý nước thải; Xử lý nước thải; Xử lý nước thải nhà máy dệt nhuộm; Xử lý môi trường;
    Bạn có muốn yêu cầu CNTB này không?

    Quay Lại   ||   Sản phẩm cùng loại   ||    Gửi yêu cầu   ||    Thông tin đơn vị   

     Video
    Get the Flash Player to see this player.
    STEM 2016
    mô hình Nông Lâm














    Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
    Số lượt truy cập: 121030647 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
    Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
    Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn