Chào Bán CN/TB
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
Chào bán CN/TB
Kỹ thuật trồng chuối tiêu vùng đồng bằng sông Hồng
Mã số: VN011321
Tên CN/TB chào bán: Kỹ thuật trồng chuối tiêu vùng đồng bằng sông Hồng
Nước có CN/TB chào bán: VN Việt Nam
Chỉ số phân loại SPC:
  • Sản phẩm nông nghiệp như: gieo cấy, trồng trọt, làm vườn
  • Mô tả quy trình CN/TB:

    * Yêu cầu của bản hướng dẫn kỹ thuật:

    - Phù hợp với vùng Đồng bằng Sông Hồng

    - Đạt năng suất trên 40 tấn/ha

    - Đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trên 85% 

    - Hiệu quả kinh tế tăng 10-15% so với trồng ngô và một số cây trồng khác tại địa bàn sản xuất.

    1. Chọn đất và kỹ thuật trồng.

    Lựa chọn địa điểm trồng chuối

    *  Yêu cầu về đất đai

    Cây chuối có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là trên đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt. Trên đất có tầng canh tác mỏng, nhiều cát, nghèo chất hữu cơ hoặc nhiễm mặn cây chuối sinh trưởng kém hơn cho dù bón phân và tưới nước nhiều hơn. Đất trồng chuối nên có lớp đất mặt dày quá 0.75 m để rễ phát triển, hàm lượng sét và khả năng trao đổi cation trung bình khá. Cây chuối có thể chịu được độ pH đất trong khoảng từ 5.0-7.0. Nếu đất chua quá hoặc kiềm quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả, không ngọt và không thơm. 

    *  Yêu cầu về điều kiện khí hậu

    Cây chuối sinh trưởng tốt nhất ở những nơi ấm và ẩm, với sự phân bố đều về lượng mưa trong năm. Nhiệt độ lý tưởng trong khoảng từ 15-350C. Trừ khi điều kiện tưới nước tốt, lượng mưa không ít hơn 100 mm/tháng. Mặt khác, cũng nên tránh trồng chuối ở những nơi hay xảy ra ngập lụt. Để cây chuối sinh trưởng thuận lợi, lượng mưa hàng tháng cần phân bổ đều và khoảng 200-220 mm/tháng. 

    Vì chuối là cây thân thảo, không có mô gỗ nên rất mẫn cảm với gió mạnh. Vì vậy, những nơi có gió bão to cũng nên tránh.

    Ngoài ra, thời vụ trồng chuối cũng nên điều chỉnh tuỳ theo mùa vụ. Không nên trồng chuối muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô bắt đầu, hoặc tránh thời gian thu hoạch trùng với thời kỳ gió bão.

    *Yêu cầu dinh dưỡng

    - Đạm: Có trong các bộ phận của cây chuối nhất là bộ phận non. Đạm ảnh hưởng đến việc phân hoá mầm hoa nhất là việc hình thành hoa cái. Thiếu đạm lá chuối mỏng, tốc độ ra lá chậm, nải ít quả, buồng ít nải. Nếu bón đủ đạm cây ra hoa sớm hơn từ 1-2 tháng, năng suất tăng từ 5-20%. Bón nhiều đạm lá dày, xanh đậm, quả nhiều nước, nhạt, cây chuối dễ nhiễm bệnh.

    - Kali: Chứa nhiều trong thân giả, thân ngầm, vỏ quả và nhiều nhất ở các đỉnh sinh trưởng. Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và phẩm chất quả chuối.

    + Thiếu kali: cây gầy yếu đẽ đổ, dễ nhiễm bệnh, ở mép lá bị khô như cháy.

    + Đủ kali: quả to, phẩm chất ngon, thơm, chống bệnh tốt

    + Thừa kali: Làm cho quả chóng chín, khó bảo quản.

    - Lân: Ảnh hưởng không rõ bằng đạm và kali, nhưng bón đủ lân lá sẽ cứng, chống được nấm bệnh, lân giúp cho sự phát triển của rễ.

    - Can xi: Nếu thiếu can xi lá bị đốm vàng, kém xanh, phiến lá nhỏ, sức chống bệnh kém. 

    2. Biện pháp kỹ thuật chăm sóc

    Sau khi trồng, những biện pháp kỹ thuật chăm sóc thích hợp và quản lý đồng ruộng tốt là rất quan trọng để đạt năng suất cao. Các biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu bao gồm tưới nước, bón phân, lựa chọn chồi, vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc buồng quả …

    2.1 Trồng dặm: Sau trồng 15 ngày cây nào chết thì trồng dặm. Khi trồng dặm lấy cây tương đương trong vườn, không trồng cây lớn hoặc bé hơn.

    2.2. Làm cỏ: Sau trồng 30 45 ngày thì làm cỏ, làm cỏ là việc làm quanh năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây. 

    2.3. Tưới nước

    Chuối là cây cần nhiều nước. Tuỳ thuộc vào địa điểm và mùa vụ, cây chuối yêu cầu lượng mưa 80-200 mm/tháng. Tưới nước được xác định là một trong những yếu tố môi trường hạn chế sản xuất chuối.

    Đối với người trồng chuối thường có 2 câu hỏi đặt ra là tưới bao nhiêu và tưới khi nào.Câu trả lời tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do khả năng nguồn nước. Yêu cầu tưới nước có thể được xác định bởi kết quả kiểm tra độ ẩm đất, tình trạng cây và điều kiện thời tiết. Nhìn chung, cây chuối nuôi cấy mô cần tưới thường xuyên 2 ngày một lần, mỗi lần 4 - 5 lít/cây trong thời kỳ sau trồng 1 tháng. Thời kỳ sau đó tưới mỗi tuần một lần, mỗi lần 5 - 10 lít/cây sao cho duy trì độ ẩm đất 70-80%. 

    2.4. Bón phân

    Các chất dinh dưỡng được cây chuối sử dụng hoặc bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, cố định sinh học hoặc hoá học… Việc bón phân không chỉ cung cấp và đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho cây mà còn bù đắp lượng phân bị mất đi. Khuyến cáo bón phân cho vùng Đồng bằng Sông Hồng như sau:

    * Bón lót: Bón mỗi hố 15 kg phân hữu cơ + 375 g lân supe (60 g P¬2O5) + 0,5 kg vôi bột.

    * Bón thúc: 

    - Lượng bón cho 1 cây: 520 g đạm urê (240 g N) + 960 g kaliclorua (480 g K2O).

    - Cách bón: Xới rãnh nông theo vòng tròn cách gốc 30-50 cm, rải phân, lấp đất và tưới giữ ẩm. Sau khi mưa, có thể rải đều xung quanh gốc. 

    Lần 1: Sau trồng 10 ngày: 5 % đạm urê + 5% kaliclorua 

    Lần 2: Sau trồng 1 tháng: 5 % đạm urê + 5% kaliclorua 

    Lần 3: Sau trồng 2 tháng: 10% đạm urê + 10% kaliclorua  

    Lần 4: Sau trồng 3 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua  

    Lần 5: Sau trồng 5 tháng: 20% đạm urê + 20 % kaliclorua 

    Lần 6: Sau trồng 7 tháng:  20% đạm urê + 20 % kaliclorua 

    Lần 7: Sau trồng 9 tháng:  20% đạm urê + 20 % kaliclorua. 

    2.5. Bao buồng quả

    Buồng quả chuối thường được bao bởi túi nilon. Loại túi bao buồng này có công dụng giữ cho quả khỏi bị sâu bệnh gây hại và thúc đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh. Bao buồng quả thường làm tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ ra buồng đến thu hoạch.

    Buồng quả cần được bao sớm ngay sau khi quả bắt đầu cong lên. Buộc chặt túi ở phía trên và mở ở phía dưới, trông giống như là một cái ống tay áo. Loại túi bao phổ biến nhất

    2.6. Thu hoạch

    Tuỳ thuộc vào khoảng cách cần vận chuyển, chuối có thể thu hoạch ở những độ chín khác nhau. Để tiêu thụ ở chợ địa phương, chỉ cần thu trước khi chín vài ngày. Để vận chuyển xa phải thu hoạch sớm hơn. Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt tự nhiên, cần thiết phải thu hoạch chuối ở giai đoạn chín. Thu hoạch chuối làm nguyên liệu chế biến thường sớm hơn so với để ăn tươi.


    Lĩnh vực áp dụng:
  • Nông nghiệp và lâm nghiệp
  • Ngành trồng trọt
  • Mức độ phát triển: Thương mại hoá
    Phương thức chuyển giao:
  • Thỏa thuận với khách hàng
  • Từ khóa:
    Kỹ thuật trồng chuối tiêu vùng đồng bằng sông Hồng Kỹ thuật trồng chuối tiêu; Kỹ thuật trồng chuối Chuối tiêu vùng đồng bằng sông Hồng Chuối vùng đồng bằng sông Hồng Kỹ thuật trồng cây ăn quả Kỹ thuật nông nghiệp;Kỹ thuật canh tác; Kỹ thuật trồng trọt
    Bạn có muốn yêu cầu CNTB này không?

    Quay Lại   ||   Sản phẩm cùng loại   ||    Gửi yêu cầu   ||    Thông tin đơn vị   

     Video
    Get the Flash Player to see this player.
    STEM 2016
    mô hình Nông Lâm














    Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
    Số lượt truy cập: 120706487 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
    Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
    Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn