Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nhật Bản sẽ truyền điện mặt trời từ vũ trụ về Trái Đất 9:01 SA,30/05/2023

Cuộc đua phát triển công nghệ truyền điện mặt trời thu thập trong không gian về Trái Đất đang nóng lên trên toàn cầu. Tại Nhật Bản, tập đoàn của Hiroshi Matsumoto, cựu hiệu trưởng Đại học Kyoto, đang dẫn đầu nghiên cứu về công nghệ này. Sau đó, giáo sư Naoki Shinohara ở Đại học Kyoto tiếp tục nghiên cứu, Nikkei hôm 27/5 đưa tin.


Năm 2009, nhóm của Shinohara sử dụng khí cầu để truyền điện từ độ cao 30 m tới điện thoại di động trên mặt đất. Cũng trong năm này, Shinohara được bổ nhiệm đứng đầu hội đồng công nghệ của dự án từ Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp, nhằm phát triển phương pháp cung cấp điện không dây. Các nhà khoa học trong dự án thực hiện thành công thí nghiệm truyền điện vi sóng theo phương ngang vào năm 2015 và phương dọc vào năm 2018, cả hai đều từ khoảng cách 40 m. Họ sẽ thử truyền điện theo phương dọc ở khoảng cách 1 - 5 km trong tương lai.


Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang lên thí nghiệm truyền điện từ không gian về Trái Đất trong năm 2025. Họ sẽ sử dụng vệ tinh nhỏ để đưa điện tới trạm thu nhận trên mặt đất ở khoảng cách hàng trăm km.


Ý tưởng thu thập điện mặt trời trong không gian được các nhà vật lý Mỹ đề xuất vào năm 1968. Biện pháp của họ là phóng pin quang năng vào vũ trụ để sản xuất điện ở độ cao 36.000 km. Năng lượng mặt trời được biến đổi thành vi sóng, loại bức xạ điện từ dùng trong lò vi sóng, và truyền tới trạm thu nhận trên mặt đất để chuyển lại thành điện. Vi sóng có thể truyền qua những đám mây, tạo thành nguồn cung cấp điện ổn định bất kể thời gian trong ngày và thời tiết.


Giới nghiên cứu đang tìm cách thương mại hóa công nghệ trên. Cả Phòng thí nghiệm nghiên cứu Không quân Mỹ và Viện Công nghệ Califonira đều theo đuổi những dự án quy mô lớn. Tương tự, Đại học Trùng Khánh ở Trung Quốc và Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng lên kế hoạch riêng để truyền điện từ không gian về Trái Đất trong tình hình khủng hoảng năng lượng dẫn tới mối quan tâm ngày càng tăng đối với năng lượng mặt trời trong vũ trụ.


Tuy nhiên, chi phí vẫn là một thách thức thức lớn. Sản xuất khoảng một gigawatt điện (tương đương một lò phản ứng hạt nhân) thông qua năng lượng mặt trời đòi hỏi pin quang năng có kích thước lớn. Ngay cả với công nghệ cao hơn, lắp đặt nhiều pin như vậy nhiều khả năng tiêu tốn hơn 7,1 tỷ USD.

Nguồn: vnexpress.net

Gửi bài này In bài này  Trở về
Các tin đã đưa
Lò phản ứng có thể cung cấp điện cho 300.000 hộ 09/05/2023
Châu Âu xây máy gia tốc hạt mạnh ngang 10 triệu cú sét đánh 25/04/2023
VinES và StoreDot hợp tác phát triển pin sạc siêu nhanh 25/04/2023
Lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu đi vào hoạt động 18/04/2023
Công ty Nhật Bản tái chế dầu ăn thành nhiên liệu máy bay sạch 10/04/2023
Tesla sử dụng pin sắt cho xe điện giá cả phải chăng 10/04/2023
Hệ thống sạc không dây cho ôtô điện 06/04/2023
Dự án siêu pin có thể cấp điện cho 80.000 hộ gia đình 06/04/2023
Dự án siêu pin có thể cấp điện cho 80.000 hộ gia đình 04/04/2023
Thụy Điển phát triển turbine gỗ giúp giảm 90% khí thải 03/04/2023
Dự án siêu pin có thể cấp điện cho 80.000 hộ gia đình 03/04/2023
Bê tông thông minh có thể sản xuất điện 24/03/2023
Động cơ đẩy khai thác năng lượng vô hạn từ Mặt Trời 22/03/2023
Trung Quốc sắp hoàn thành đập thủy điện ở độ cao 5.000 m 20/03/2023
'Thảm' pin mặt trời đầu tiên trên đường sắt 20/03/2023













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Đăng Ký   |    Đăng Nhập   
Số lượt truy cập: 120396769 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn