Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện năng suất lúa và đặc tính bất lợi của đất nhiễm mặn trong điều kiện nhà lưới 10:30 AM,6/23/2017

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, việc thích nghi với xâm nhập mặn và khan hiếm nguồn nước ngọt đối với các vùng ven biển là vô cùng quan trọng. Đất bị xâm nhập mặn với độ mặn cao gây tác động bất lợi cho sự phát triển của lúa.

Vì vậy, nhằm giảm tác hại của mặn đến năng suất lúa, ngoài việc chọn lựa các giống lúa có khả năng chịu mặn, có năng suất cao để gieo trồng, cần có biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp giúp cải thiện được tác động bất lợi của môi trường đất mặn và gia tăng năng suất lúa. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện đặc tính bất lợi của đất, giúp cải thiện năng suất lúa trên đất nhiễm mặn.

Đất mặn gây ảnh hưởng bất lợi đến tính chất hóa học đất và giảm năng suất lúa. Do đó, đất mặn hoặc đất bị nhiễm mặn cần được cải thiện nhằm duy trì độ phì nhiêu đất và năng suất cây trồng. Thí nghiệm được các nhà khoa học ĐH Cần Thơ và ĐH Tây Đô thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện đặc tính bất lợi của đất và tăng năng suất lúa trên đất nhiễm mặn. Đất trong thí nghiệm được thu từ mô hình canh tác lúa - tôm tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang vào thời điểm cuối vụ lúa đầu vụ tôm. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, cấp độ mặn được điều chỉnh trong suốt quá trình phát triển của cây lúa là 6‰, 5‰, 4‰, 3‰ và 2‰ tương ứng với sự giảm độ mặn theo thời gian trong thực tế đồng ruộng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi bón phân vô cơ với lượng 60 – 20 – 20 và 5 tấn phân hữu cơ (bã bùn mía hoặc Bio Pro) kết hợp 0,5 tấn vôi/ha đã giúp giảm nồng độ Na+ trao đổi, giảm trị số ESP, giúp gia tăng pH và giảm ECe trong đất, cải thiện hàm lượng đạm hữu dụng, lân hữu dụng trong đất có ý nghĩa. Thông qua hiệu quả cải thiện một số đặc tính bất lợi của đất nhiễm mặn đã giúp cây lúa sinh trưởng tốt và tăng năng suất hạt có ý nghĩa.

Nguồn: Tạp chí Khoa học Trường ĐHCT

Send Print  Back
The news brought
Ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sự sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép 6/23/2017
Ảnh hưởng của dung môi đến khả năng trích ly một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ lá nha đam 6/23/2017
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu liên quan đến khả năng chịu hạn của một số giống lily nhập nội 6/23/2017
Nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối quả chôm chôm sau thu hoạch ở ĐBSCL 6/23/2017
Ảnh hưởng của chất xử lý ra hoa cacbua canxi và ethephon đến tỷ lệ ra hoa, năng suất dứa queen vùng đất phèn Tiền Giang 6/23/2017
Nghiên cứu tách chiết và xác định hoạt tính sinh học của các cấu tử tạo hương trong tinh dầu vỏ quả phật thủ (Citrus medica L. VAR. Sarcodactylus SW.) 6/23/2017
Khả năng kháng của natri benzoat lên nấm Fusarium oxysporum gây bệnh thối khô trên củ gừng 6/23/2017
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, ảnh hưởng của cắt tỉa cành và công thức phân bón đến năng suất, chất lượng vải lai Thanh Hà tại Hải Dương 6/23/2017
Phân tích các thông số di truyền ở bốn quần thể đậu xanh Taichung đột biến thế hệ M3 6/22/2017
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn từ đất vùng rễ ớt có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên ớt 6/22/2017
Nghiên cứu sự tiêu hóa dưỡng chất của khẩu phần có đậu nành hạt và khô dầu đậu nành ly trích ở gà sao tăng trưởng 6/22/2017
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng thủy phân Protein cá của chế phẩm KOJI tương 6/22/2017
Nghiên cứu hình thái tinh thể và hàm lượng oxalat canxi ở cây môn ngứa (Colocasia Esculenta (L.) Schott) 6/22/2017
Nghiên cứu điều kiện thủy phân và lên men ethanol từ vỏ xoài sử dụng nấm men Saccharomyces Eerevisiae 6/22/2017
Khảo sát các điều kiện thu hồi dịch chiết và hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hóa của dịch chiết bắp cải tím (Brassica oleracea 6/22/2017













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120439068 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn