Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nâng cao hiệu quả ngành khai thác lưới rê ở Hải Phòng 9:26 AM,6/21/2017

Thực trạng khai thác lưới rê trên địa bàn Hải Phòng cho thấy hầu hết các loại nghề rê đang hoạt động khai thác khơi có các thông số kỹ thuật chưa thực sự phù hợp để có thể đánh bắt được đa loài trong những điều kiện thời tiết, ngư trường khác nhau, do vậy, hiệu quả chuyến biển thường không ổn định.

Xuất phát từ những vấn đề trên, Trung tâm Khuyến ngư (nay là Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư) đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng, đề xuất cải tiến nhằm khai thác có chọn lọc và nâng cao hiệu quả nghề khai thác lưới rê ở Hải Phòng”. Đề tài do ThS. Lê Trung Kiên làm chủ nhiệm.

Hiệu quả của nghề khai thác lưới rê phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phương tiện đánh bắt, ngư cụ, trang thiết bị đánh bắt, ngư trường, bảo quản sản phẩm… Để nâng cao hiệu quả của nghề khai thác lưới rê ở Hải Phòng, cần nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện đồng bộ các yếu tố đó. Về ngư cụ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành cải tiến các loại lưới rê 1 lớp và 3 lớp. Lưới rê cải tiến được thực hiện dựa trên lưới rê mẫu truyền thống, tuân thủ cơ bản quy trình, kỹ thuật khai thác của lưới rê truyền thống. Vì vậy, việc áp dụng lưới rê cải tiến trong quá trình thực nghiệm cũng như trong thực tiễn sản xuất rất thuận lợi. Lưới rê 3 lớp cải tiến có quy cách chủng loại và định mức phao, chì và dây giềng thay đổi không lớn; số lượng thịt lưới lớp giữa của lưới rê cải tiến gấp 1,41 lần (2,4 kg/1,7kg), màn ngoài gấp 1,2 lần (0.6kg/0,5kg); phần phao chì nhỏ hơn 1,4 lần so với lưới rê mẫu; lớp màn ngoài lưới rê cải tiến 3 lớp và vật liệu chỉ lưới sợi cước đơn Pamono so với sợ cước xe PE màu xanh của lưới rê 3 lớp truyền thống. Lưới rê 1 lớp cải tiến có thông số kỹ thuật của các loại dây giềng, phao, chì, chiều dài, quy cách, chủng loại cơ bản như lưới truyền thống, chỉ thay đổi độ thô của các loại dây giềng này nhỏ hơn; số lượng thịt lưới của lưới rê cải tiến 1 lớp gấp 1,24 lần (5,6kg/4,5kg) so với lưới rê truyền thống. Đặc biệt, lưới rê cải tiến 1 lớp có 2 loại kích thước mắt lưới khác nhau trên toàn bộ thân lưới tương ứng 2a = 56mm; 2a = 90mm so với lưới rê mẫu chỉ có một loại có kích thước mắt lưới đồng nhất trên toàn bộ thân lưới là 2a = 52mm.

Qua 3 chuyến biển triển khai đánh bắt thực nghiệm lưới rê trôi 3 lớp cải tiến cho thấy hệ số sản lượng tính trên một đơn vị cheo lưới có xu hướng giảm dần do thời điểm khai thác đã vào cuối vụ cá bắc. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy hệ số sản lượng trung bình tính trên 1 cheo lưới/mẻ lưới cải tiến gấp từ 1,8 lần so với lưới rê truyền thống. Trong đó, hệ số đánh bắt mực nang trung bình gấp từ 1,98 lần; hệ số đánh bắt cá khác gấp 1,72 lần. Tỷ lệ đánh bắt những đối tượng có giá trị kinh tế cao đối với lưới rê trôi 3 lớp cải tiến cao hơn nhiều so với lưới rê trôi 3 lớp truyền thống. Hiệu quả kinh tế trung bình của lưới rê trôi 3 lớp cải tiến ước tính gấp 1,86 lần so với lưới rê trôi 3 lớp truyền thống, trong khi đó, chi phí đầu tư sản xuất là như nhau.

Đối với lưới rê 1 lớp cải tiến, kết quả thử nghiệm cho thấy sản lượng khai thác trung bình trên 1 đơn vị cheo lưới rê trôi 1 lớp cải tiến cao hơn so với lưới rê 1 lớp truyền thống là 1,1 lần. Khả năng đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế cao (cá thu, cá ngừ) của lưới rê 1 lớp cải tiến cao hơn so với lưới rê truyền thống 2,9 lần. Hiệu quả khai thác của lưới rê 1 lớp cải tiến cũng cao hơn 1,15 lần so với lưới rê truyền thống trong khi chi phí đầu tư chuyến biển như nhau.

 

Với kết quả đạt được thông qua quá trình thử nghiệm bộ mẫu lưới rê cải tiến và kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác nghề rê ở Hải Phòng, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình khai thác cho bộ mẫu lưới rê cải tiến. Trong đó, bên cạnh việc đưa ra các thông số kỹ thuật của vỏ tàu, máy tàu định mức trang bị cơ giới hóa, trang bị an toàn đáp ứng được yêu cầu cần thiết cho tàu hoạt động ổn định, xa bờ và dài ngày trên biển; các tác giả còn đề xuất ngư trường và quy trình khai thác, phương pháp thu thả lưới ứng với tình hình điều kiện thời tiết cụ thể, cách khắc phục sự cố trong đánh bắt, quy trình bảo quản sản phẩm khai thác; cách thức tổ chức sản xuất theo hình thức tổ, đội nhóm tàu…

Về vỏ tàu, nhóm nghiên cứu đề xuất kích cỡ tàu thuyền cho bộ mẫu lưới rê cải tiến như sau: vật liệu chế tạo là vỏ gỗ, chiều dài tàu (max) 14 - 20m; chiều rộng (max) 4-6m; chiều cao mạn 1,6 - 2,5m.

Về máy tàu, hiện nay, công suất máy của đội tàu khai thác hải sản xa bờ ở Hải Phòng tập trung chủ yếu ở nhóm tàu có công suất máy trên 63-150 CV. Trong khi đó, ngư trường hoạt động trong vịnh Bắc bộ và nghề lưới rê không đòi hỏi tốc độ cao như lưới vây và công suất tàu lớn như lưới kéo. Để giảm chi phí nhiên liệu trong quá trình hoạt động đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong khai thác, theo nhóm nghiên cứu, công suất máy tàu từ 60 - 150 CV là phù hợp cho quá trình hoạt động của nghề.

Kết quả khảo sát trang thiết bị khai thác cho thấy số lượng tàu vươn khơi trang bị máy đo sâu dò cá quá ít, hầu hết trang thiết bị khai thác có thông số kỹ thuật chưa đáp ứng được cho tàu khai thác xa bờ và ở những vùng ngư trường có độ sâu lớn. Để đảm bảo phù hợp bộ mẫu lưới rê cải tiến, trang thiết bị khai thác như máy tời, máy định vị, máy đo sâu, dò cá, máy đàm thoại cần có định mức trang bị và chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp.

Bên cạnh đó, cần phải tuân thủ định mức trang bị tín hiệu và phương tiện cứu sinh nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và người lao động trên tàu với 8 bộ đèn hiệu, 2 bộ hải đồ, 1 quyển lịch thủy triều, 1 la bàn, 4 phao tròn và 100% phao áo cứu sinh, 1 radio, 2 bơm hút khô.

Việc khai thác ngư trường là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả chuyến biển, vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất ngư trường khai thác bộ mẫu lưới rê cải tiến là vùng biển có độ cao triều lớn hơn 2,6m (nước dòng và nước lớn). Đối với lưới rê 3 lớp cải tiến, ngư trường khai thác được phân làm 3 giai đoạn. Thời điểm đầu vụ cá bắc (tháng 9 đến tháng 10), tập trung khai thác ở dải tọa độ   (19050’ - 200)’; (106050’ - 107040’) - phía nam vịnh Bắc bộ. Thời điểm giữa vụ cá bắc (tháng 10 đến tháng 1) tập trung khai thác ở dải tọa độ  (19000 - 200); (106050 - 108000’) - giữa vịnh Bắc bộ. Thời điểm cuối vụ cá bắc (tháng 2 đến hết tháng 3) tập trung khai thác ở dải tọa độ  (20000’ - 21020’); (107020’ - 108030’) - bắc vịnh Bắc bộ.

Đối với ngư trường khai thác của lưới rê 1 lớp cải tiến, thời gian khai thác từ tháng 4 đến đầu tháng 9 âm lịch (mùa gió tây nam), thời gian này cá có xu hướng di cư vào vùng cửa sông, vùng gần bờ để tìm thức ăn như cá thu bè, ngừ trù... do đó, dải tọa độ khai thác nên tập trung từ cuối tuyến lộng cho đến giữa tuyến khơi (24 hải lý - 35 hải lý).

Trên cơ sở phương thức khai thác ngư dân đang áp dụng đồng thời để đảm bảo tính hiệu quả cũng như đơn giản hóa các thao tác khai thác giúp ngư dân dễ tiếp cận và không bỡ ngỡ, nhóm nghiên cứu đề xuất các kỹ thuật khai thác phù hợp. Trong đó, thời điểm đưa tàu ra khơi được căn cứ vào ngày sinh con nước để tính mốc và cộng 3 ngày tiếp theo. Riêng tháng 2 và tháng 8 có 3 đợt sinh con nước, do vậy, thời điểm xuất phát sẽ cộng 2 ngày tiếp theo. Khi đến ngư trường, công tác thả lưới phải đảm bảo thả chặn ngang được đường di chuyển của cá. Xem xét hướng dòng chảy và hướng gió, tốc độ của gió và của nước để chọn mạn thả lưới và hướng thả cho phù hợp sao cho lưới không bị vướng vào chân vịt tàu. Trong quá trình thu lưới và bắt cá, có thể vừa thu lưới vừa bắt cá nếu cá đóng ít và đóng rải rác suốt chiều dài vàng lưới hoặc thu lưới dưới nước, bắt cá sau nếu cá nhiều và gỡ không kịp, lúc này vẫn tiếp tục gỡ cùng lúc với thu lưới đồng thời cần chú ý và xem xét vùng đóng cá tập trung và tình trạng cá lúc bắt làm căn cứ để điều chỉnh hoặc đưa ra các phương án điều chỉnh kỹ thuật khai thác thích hợp ở lần đánh bắt sau.

Bảo quản sản phẩm trên tàu là một khâu rất quan trọng, nó quyết định đến giá trị của sản phẩm và doanh thu của tàu. Bộ mẫu lưới rê cải tiến có khả năng đánh bắt được nhiều chủng loại đối tượng khai thác có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, mỗi loài có hàm lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Bên cạnh đó, do lưới rê cải tiến đánh bắt theo con nước, thời gian đánh bắt khá dài (7 đến 8 ngày) trên một chuyến biển. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất quy trình xử lý và bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác phù hợp với các công đoạn: cá, mực sau khi đánh bắt lên, loại bỏ tạp chất, phân loại, rửa sạch bằng nước biển, xếp cá bảo quản, chăm sóc và xử lý sự cố, bốc dỡ - vận chuyển.

Khai thác lưới rê chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản tại thành phố Hải Phòng (40,17%), sản lượng khai thác hàng năm từ đội tàu lưới rê cũng chiếm tỷ lệ lớn. Có thể nói, với những đề xuất khoa học, thực tiễn và mang tính khả thi cao việc áp dụng đề tài vào thực tiễn sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suất và hiệu quả khai thác cho nghề lưới rê ở Hải Phòng.

Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ Hải Phòng

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu giải pháp thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng nuôi tôm ven biển từ Vũng Tàu đến Trà Vinh 6/19/2017
Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá vược qua đông phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng 6/16/2017
Công nghệ trong nuôi trồng thủy sản 6/15/2017
Thiết bị tạo oxy bằng chân vịt có dạng thuyền phao 6/5/2017
Quy trình sản xuất tetrodotoxin từ vi sinh vật 6/5/2017
Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacépefde, 1800) 3/30/2017
Thành phần loài và đặc điểm tăng trưởng các loài tảo phân lập từ ống tiêu hóa của nghêu vân 3/30/2017
Sinh sản nhân tạo thành công cá dứa 12/20/2016
Hệ thống giám sát nước không dây cho các chuyên gia nuôi trồng thủy sản và chuyên gia môi trường 12/20/2016
Các nhà khoa học vừa khám phá ra những chú "ong biển" 12/12/2016
Xây dựng giải pháp quản lý, kiểm soát và khống chế bệnh sữa trên tôm hùm tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa 12/10/2016
Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển ngành nuôi tôm trong điều kiện xâm nhập mặn 12/10/2016
Trang trại cá 12/9/2016
Xây dựng giải pháp quản lý, kiểm soát và khống chế bệnh sữa trên tôm hùm tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa 12/8/2016
Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzym và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam 12/8/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121104979 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn