Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ứng dụng công nghệ nano trong xử lý gỗ 9:24 AM,6/14/2017

Mới đây, TS. Bùi Văn Ái và các cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu công nghiệp rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu thành công quy trình xử lý gỗ bằng dung dịch nano lỏng TiO2 và CuO theo phương pháp chân không.

Gỗ là nguồn tài nguyên quan trọng trong cuộc sống của con người. Trong quá trình sử dụng, gỗ luôn chịu tác động tổng hợp của các yếu tố sinh vật (mối, mọt, nấm mục...) và phi sinh vật (nhiệt độ, độ ẩm...) làm cho bị nứt, cong vênh hoặc bị phá hủy. Đối với gỗ mọc nhanh do con người trồng nhân tạo, các tính chất gỗ thường kém hơn các loại gỗ quý rừng tự nhiên. Do đó việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao tính chất gỗ đáp ứng nhu cầu sử dụng là rất cần thiết.

Công nghệ xử lý gỗ bằng dung dịch nano lỏng CuO và TiO2 được thực hiện qua 6 bước. Bước thứ nhất, gỗ được xếp vào các thùng chứa theo từng lớp, tạo điều kiện thuận lợi cho gỗ tiếp xúc với dung dịch, và đưa vào bồn tẩm. Tiếp theo rút chân không trong bồn tẩm để loại bỏ phần không khí có trong gỗ và bồn tẩm. Sau đó bơm dung dịch nano. Tăng áp suất trong bồn tẩm, duy trì trong khoảng 120 phút. Xả áp, rút toàn bộ dung dịch tẩm trở về thùng chứa. Cuối cùng là xếp gỗ lên giá đỡ và hong phơi tự nhiên cho ráo mặt.

    Được biết, quy trình xử lý gỗ bằng dung dịch nano lỏng TiO2 và CuO theo phương pháp chân không là sản phẩm của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước mã số KC07.07/11-15.

Kết quả thử nghiệm với gỗ Keo lai, Bồ đề cho thấy, gỗ sau khi được xử lý có khả năng phòng chống côn trùng, nấm mục tốt. Các tính chất cơ học, vật lý của gỗ cũng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nhà và ngoài trời.

Nguồn: vtc.vn

Send Print  Back
The news brought
Bảo tồn hai loài Dầu mít (Dipterocarpus. costatus) và Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri) đang bị đe dọa ở Đông Nam Bộ 5/25/2017
Hoàn thiện quy trình công nghệ trồng và chế biến chè Ô long từ các giống chè mới 5/23/2017
Nâng cao năng lực kiểm định và đánh giá sản phẩm đồ gỗ 12/24/2016
Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống bạch đàn năng suất gỗ cao 12/10/2016
Máy gieo hạt và phân bón chuẩn xác bằng thủ công dành cho nữ nông dân 12/9/2016
Kiên Giang: nghiệm thu đề tài Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng 11/30/2016
Phương pháp dùng bản đồ cây che phủ đo lượng sự đa dạng sinh học 11/8/2016
Hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và các cộng đồng tại miền trung 10/24/2016
Chế phẩm sinh học trong canh tác chè, cà phê, hồ tiêu ở Tây Nguyên 10/18/2016
Bắt giữ vụ vận chuyển hơn 55 m3 gỗ lậu ở Đác Lắc 10/18/2016
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung bị tàn phá nặng nề 10/18/2016
Lâm tặc lại ngang nhiên triệt hạ gỗ quý ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô 10/17/2016
Phát hiện hàng chục khối gỗ lậu ngay cửa rừng phòng hộ ở Đác Lắc 10/17/2016
Sản xuất thử nghiệm hai giống cao su chịu lạnh VNg 77-2 và VNg 77-4 ở các tỉnh miền núi phía Bắc 9/19/2016
Nhân giống in vitro cây diệp tài hồng lá đỏ và diệp tài hồng lá táo 9/13/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120227051 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn