Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hồ thủy điện thải một tỷ tấn CO2 vào khí quyển mỗi năm 8:24 PM,12/14/2016

Các đập và hồ chứa cung cấp nước cho thủy điện là nguồn phát thải khổng lồ khí gây hiệu ứng nhà kính.

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Washington (WSU), Mỹ chỉ ra rằng, đập và hồ thủy điện thực sự là một nguồn phát thải khí nhà kính lớn, Tech Times ngày 3/10 đưa tin.

Nhóm nghiên cứu WSU phân tích 200 báo cáo trước đó về sự phát thải khí tiềm tàng từ 267 đập và hồ chứa nước trên toàn thế giới, với tổng diện tích khoảng 77.699 km2.

Kết quả cho thấy, các đập và hồ chứa nước phát thải gần 1 tỷ tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm vào bầu khí quyển, tương đương 1,3% tổng lượng khí nhà kính do con người tạo ra và lớn hơn tổng lượng khí thải nhà kính của Canada.

Con người xây dựng đập ngăn sông, làm ngập các khu vực xung quanh 2 bên bờ. Quá trình này tạo ra hồ nước nhân tạo để phát điện, dự trữ nước cho nông nghiệp hoặc kiểm soát lũ lụt. Nhưng việc xây đập cũng tạo điều kiện hoàn hảo cho vi sinh vật phát triển, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính như methane (CH4) và carbon dioxide. Những khí này sủi bọt trên bề mặt hồ chứa, sau đó xâm nhập vào bầu khí quyển.

Theo Science Alert, điều đáng lo ngại là khoảng 79% lượng khí thải từ hồ chứa là methane (loại khí có khả năng khiến Trái đất ấm lên gấp 36 lần so với carbon dioxide), 17% carbon dioxide và 4% oxit nitơ.

John Harrison - đồng tác giả nghiên cứu cho biết, methane là loại khí có khả năng hòa tan trong nước kém nhất so với các loại khí gây hiệu ứng nhà kính còn lại. “Ở nhiều hồ chứa, bạn có thể nhìn thấy nhiều bong bóng khí nổi lên trên mặt nước từ phía dưới. Chúng thường là khí methane”, Harrison nói.

Lượng phát thải khí methane cho mỗi đơn vị diện tích hồ chứa cao hơn 25% so với tính toán của những nghiên cứu trước đây. Đây là tỷ lệ đáng kể, đặc biệt khi việc xây dựng đập trên khắp thế giới không ngừng gia tăng. Bridget Deemer - thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết.
Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam

Send Print  Back
The news brought
TP.Hồ Chí Minh: Thử nghiệm phun xịt hóa chất diệt muỗi mới đối phó virus Zika 12/12/2016
Thành phố tận dụng phân để cung cấp nước sạch 12/12/2016
Giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu 12/11/2016
Hải Phòng: nghiên cứu hoàn thiện công nghệ xử lý nước thải góp phần giảm thiêu ô nhiễm trong chế biến sứa 12/11/2016
Quản lý và sử dụng nguồn nước ở Long An để thích ứng với biến đổi khí hậu 12/11/2016
Nghiên cứu sự hình thành màng sinh học (BIOFILM) từ các vi sinh vật phân lập tại Việt Nam nhằm định hướng ứng dụng trong xử lý ô nhiễm dầu mỏ 12/11/2016
Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ - Ứng phó với biển đổi khí hậu 12/10/2016
Khai mạc khóa đào tạo về “Quan trắc hoạt độ phóng xạ môi trường lần thứ 6 (ERM-6)” 12/10/2016
Xây dựng mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia 12/10/2016
Tăng cường năng lực ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường biển 12/10/2016
Thiết bị đun nước Jompy 12/9/2016
Nạp lại nước cho đường ống 12/9/2016
Lọc nước bằng gốm thủy văn 12/9/2016
khoan giếng ống của SHIPO 12/9/2016
Hệ thống xử lý nước của AguaClara 12/9/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120627070 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn