Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đồng Nai: Áp dụng công nghệ Te-food truy xuất nguồn gốc thịt heo 4:03 PM,12/12/2016

Ngày 15/11, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&TPNT) tỉnh Đồng Nai và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai tổ chức hướng dẫn sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc thịt heo (Te-food) cho các trang trại chăn nuôi và lò mổ heo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Ông Phan Minh Báu - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai cho biết, toàn tỉnh Đồng Nai hiện có gần 1.700 trang trại chăn nuôi heo, trong đó có 400 trang trại được chứng nhận an toàn và 40 trang trại có chứng nhận VietGAP. Việc chưa kiểm soát được chất lượng thịt heo ngay tại đầu nguồn (quy trình chăn nuôi, giết mổ) đang lộ ra nhiều khiếm khuyết trong ngành công nghiệp chăn nuôi heo, ảnh hưởng lớn đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

 Ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, TP. Hồ Chí Minh hiện tiêu thụ khoảng 8.000-10.000 con heo/ngày, trong đó 80% nguồn heo do các địa phương khác cung cấp. Đối với lượng heo thu mua từ các địa phương, đến nay thành phố chưa thể kiểm soát hết được nguồn gốc và chất lượng của thịt heo, đặc biệt là vấn đề kiểm dịch và chất cấm trong quá trình chăn nuôi.

“Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh xúc tiến việc hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý và truy xuất nguồn gốc thịt heo Te-food cho các cơ quan chức năng, hộ chăn nuôi, trang trại và các lò giết mổ gia súc ở Đồng Nai là nhằm mục đích tạo nguồn thịt heo an toàn khi cung cấp cho thị trường TP. Hồ Chí Minh trong tương lai”- ông Hòa cho biết.

Theo ông Hòa, phần mềm quản lý, truy xuất nguồn gốc thịt heo sẽ giúp kết nối người bán và người mua, ngành quản lý có dữ liệu để công bố các cơ sở kinh doanh tin cậy để người tiêu dùng cùng giám sát và loại bỏ những cơ sở chăn nuôi, giết mổ vi phạm. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, nếu không tạo được niềm tin về sản phẩm sản xuất trong nước thì nguồn thịt ngoại với lợi thế chất lượng và giá rẻ hơn sẽ làm cho ngành chăn nuôi heo bị thiệt hại nghiêm trọng.

Tại buổi hướng dẫn áp dụng phần mền truy suất nguồn gốc thịt heo có gần 100 chủ hộ, trang trại chăn nuôi heo tại khu vực Đồng Nai, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Nai Phan Minh Báu cho rằng, truy xuất nguồn gốc là vấn đề không mới vì Đồng Nai đã làm, song chưa thực hiện công đoạn này một cách đầy đủ.Vì thế cần phải có kế hoạch triển khai nhanh và đồng bộ giải pháp truy xuất nguồn gốc thịt heo bằng công nghệ Te-food từ trang trại cho đến các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ.

Ông Đào Hà Trung - Chủ tịch Hội Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, con heo được gắn vòng nhận diện, mọi thông tin về nguồn gốc và quá trình chăn nuôi đã được ghi nhận đầy đủ, khi thịt heo ra thị trường người tiêu dùng dễ dàng nhận biết những chỉ số này qua điện thoại thông minh, giúp người dân yên tâm khi sử dụng thịt heo.

Theo Chi cục chăn nuôi và thú y Đồng Nai, tổng đàn heo của Đồng Nai hiện đã lên gần 1,8 triệu con, tăng gần 1 triệu con trong khoảng 3 năm trở lại đây. Truy xuất nguồn gốc thịt heo không chỉ là việc đảm bảo cho người tiêu dùng sử dụng thịt an toàn mà còn nâng tầm ngành công nghiệp chăn nuôi heo theo hướng an toàn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Nguồn: Báo Công thương, ngày 16/11/2016.

Send Print  Back
The news brought
Thái Bình: Nuôi tôm trong nhà kính theo hướng công nghệ cao 12/12/2016
Phê duyệt Dự án nuôi lươn không bùn 12/11/2016
TP Biên Hòa (Đồng Nai): tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao 12/11/2016
Cao Bằng: Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài Nghiên cứu, bảo tồn và phục tráng giống lúa nếp đặc sản của huyện Trùng Khánh 12/11/2016
Lai Châu: hội nghị đầu bờ mô hình sản xuất giống lúa Tẻ râu thương phẩm vụ mùa năm 2016 tại xã Mường So, huyện Phong Thổ 12/11/2016
Sóc Trăng: mô hình Tổ hợp tác trồng măng tây xanh xã Phú Tâm, huyện Châu Thành) đạt hiệu quả kinh tế cao 12/11/2016
Yên Bái: một số kết quả thực hiện dự án Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng ngô nếp lai HN88 tại thị xã Nghĩa Lộ 12/11/2016
Lào Cai: nghiệm thu dự án Ứng dụng KH&CN phát triển giống Cam V2 trên địa bàn huyện Bảo Thắng 12/11/2016
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Thường Xuân” cho sản phẩm quế 12/10/2016
Hoàn thiện công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ hồ tiêu, cà phê 12/10/2016
Sản xuất thử và phát triển giống lan Hoàng Thảo HT1, HT2, HT3 tại miền Bắc Việt Nam 12/10/2016
Sản xuất thử nghiệm 2 giống ca cao PBC 157 (TD7) và PBC 159 (TD9) tại các tỉnh phía Nam 12/10/2016
Máy tuốt dành cho nhiều loại cây trồng là một sản phẩm dành cho nông nghiệp có thể tuốt nhiều loại cây trồng khác nhau trong chỉ một máy. Những loại cây trồng bao gồm ngô, lúa miến, lúa mạch và lúa. Các máy tuốt này nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường các chuỗi giá trị, và góp phần vào an ninh lương thực. Điều này được thực hiện bằng cách sản xuất một sản phẩm nông nghiệp sạch có thể được sử dụng hiệu quả hơn làm giảm số lượng các lao động nặng nhọc. 12/9/2016
Mapeo de Napas con Georadar- Nghiên cứu về đất trồng 12/9/2016
Hệ thống tưới nhỏ giọt của EOS international 12/9/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120409485 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn