Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Sử dụng liều kế quang phát quang (OSL) để đo liều bức xạ 1:07 PM,12/8/2016

Để đảm bảo an toàn cho nhân viên bức xạ (NVBX) làm việc trong môi trường bức xạ, liều chiếu đối với NVBX cần được kiểm soát thường xuyên sử dụng liều kế cá nhân.

Liều kế cá nhân đang được sử dụng phổ biến ở nước ta là loại liều kế nhiệt phát quang (TLD- Thermoluminescent Dosimeter) sử dụng các vật liệu như LiF, CaSO4. Liều kế TLD có ưu điểm là vật liệu chế tạo rất đa dạng, thiết kế nhỏ gọn, dải liều rộng, độ nhạy và độ chính xác cao, ít bị ảnh hưởng bởi các điều kiện môi trường, kỹ thuật đo đơn giản, có thể sử dụng nhiều lần, giá thành rẻ. Nhược điểm lớn nhất là phải nung nhiệt khi đọc lấy dữ liệu, do vậy mà thông tin về liều bức xạ sẽ bị mất đi sau khi đọc lấy dữ liệu và độ nhạy của liều kế bị thay đổi tùy thuộc vào tần suất nung nhiệt.

Với một số nhược điểm trên, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu phát triển các vật liệu mới sử dụng trong đo liều cá nhân. Liều kế loại mới mà nhiều nước trên thế giới đang sử dụng để thay thế dần liều kế TLD là liều kế quang phát quang (OSLD - Optically Stimulated Luminescence Dosimeter). Thực tế, đây cũng là một trong những loại liều kế được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Ưu điểm là nhỏ gọn dễ sử dụng, không phải nung nhiệt khi đọc dữ liệu, kỹ thuật đo đơn giản và thời gian xử lý nhanh, dải liều rộng, độ nhạy và độ chính xác cao (độ nhạy được đánh giá là cao hơn các TLD-100 từ 40 đến 60 lần), giá thành rẻ, có thể đọc lại nhiều lần do thông tin không bị mất đi trong quá trình đo, ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, độ nhạy không thay đổi, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như đo liều bức xạ ion hóa. Nhược điểm lớn nhất của OSL là nguyên tử số hiệu dụng không tương đương mô (với Zeff = 11,3), do đó độ nhạy phụ thuộc vào năng lượng. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục được nhờ sử dụng các phin lọc phù hợp và thuật toán tính liều để hiệu chỉnh.

Trong những năm gần đây nhờ những ưu điểm vượt trội so với các phương pháp truyền thống khác mà số lượng người sử dụng liều kế OSL tăng lên rất nhanh. Theo số liệu của hãng sản xuất Landauer, hiện nay đã có 118 quốc gia đang sử dụng liều kế OSL với khoảng 2,3 triệu người.

Chính vì liều kế OSL và phương pháp đo liều quang phát quang hứa hẹn sẽ là phương pháp đo liều phổ biến nhất trong tương lai gần, nên trong hơn một năm qua Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (KHKTHN)- Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tích cực nghiên cứu, xây dựng quy trình đo liều cá nhân sử dụng liều kế OSL do hãng Landauer (Mỹ) sản xuất. Độ tin cậy của quy trình đo đã được khẳng định thông qua kết quả so sánh quốc tế được tổ chức trong tháng 6/2016, do Thái Lan đăng cai chiếu chuẩn tại Phòng chuẩn cấp II (SSDL-OAP) với sự tham gia của 18 phòng thí nghiệm ở các nước trong khu vực.

Các liều kế cá nhân OSL của Viện KHKTHN được chiếu chuẩn trên nguồn Cs-137 để xác định Hp(10) ở 3 giá trị liều từ 0,35-3,50 mSv và chiếu trên nguồn Sr-90 để xác định Hp(0,07) ở 3 giá trị từ 2,50-8,00 mSv. Đại lượng để đánh giá kết quả của các phòng thí nghiệm tham gia so sánh quốc tế tốt hay không tốt là tỷ số của giá trị liều đo được và giá trị liều chiếu chuẩn R=DOSm/DOSc. Giá trị R của các liều kế OSL của Viện KHKTHN nằm trong khoảng từ 0,91 đến 1,11. Hình 1 trình bày kết quả của các phòng thí nghiệm tham gia so sánh quốc tế. Mã số của Viện KHKTHN là IO03. Giá trị R được chấp nhận chỉ khi nó nằm trong giới hạn của 2 đường màu nâu (giới hạn trên) và đường màu đỏ (giới hạn dưới).

Trong thời gian tới Viện KHKTHN tiếp tục nghiên cứu sử dụng vật liệu OSL để đo liều bức xạ neutron và nghiên cứu chế tạo vật liệu OSL dùng trong lĩnh vực đo liều bức xạ và tiến tới nội địa hóa liều kế cá nhân bằng vật liệu OSL.

Nguồn: most.gov.vn
Send Print  Back
The news brought
Nhật chế tạo siêu máy tính triệu USD nhanh nhất thế giới 12/8/2016
Vải graphene có thể cho phép các thiết bị điện tử đeo trên người 12/8/2016
Tạo ra bọt graphene đổi màu để sản xuất màn hình dẻo 12/8/2016
Khai giảng Khóa bồi dưỡng về phương pháp tính số trong cơ học dòng chảy, thủy nhiệt dòng hai pha phục vụ phân tích an toàn 12/6/2016
Nữ sinh trường huyện sáng chế phanh điện từ 11/30/2016
Thanh Hoá sắp có nhà máy nhiệt điện 2,3 tỷ USD 11/30/2016
Robot lái máy bay có thể thay thế phi công 11/22/2016
Siêu dòng điện mới có cường độ một tỷ ampe 11/18/2016
Nghiên cứu, xây dựng thuật toán và chương trình sinh mã cho máy dập lõi thép máy biến áp cỡ lớn, điều khiển tự động 11/8/2016
Kiên Giang: Kiểm định, hiệu chuẩn gần 2.700 phương tiện đo 11/7/2016
Bóng bán dẫn mới giúp thiết bị hoạt động lâu mà không cần sạc 11/3/2016
Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra loại tơ siêu bền dẫn được cả điện 10/27/2016
Thiết bị đánh lừa vị giác giúp ăn ngon miệng hơn 10/27/2016
Nhật Bản đã xây dựng thành công robot có thể đổ mồ hôi để giải nhiệt 10/27/2016
Singapore sắp thử nghiệm xe bus tự lái 10/25/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120421974 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn