Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Những điều bạn cần biết về corticoid điều trị bệnh vảy nến 4:01 PM,10/6/2016
Trong nhiếu thập kỷ, các bác sĩ đã kê toa những thuốc corticosteroid, là những phiên bản tổng hợp của nội tiết tố được sản xuất bởi tuyến thượng thận trong cơ thể để ức chế quá trình viêm, thường dùng để điều trị bệnh vảy nến và viêm khớp vảy nến.

Corticoid mà có thể sử dụng dưới dạng bôi ngoài da, dạng viên uống hay dạng tiêm chích, được kê toa để làm dịu những đợt bùng phát, nhưng khi ngưng sử dụng chúng cũng có thể gây bùng phát mạnh căn bệnh. Dưới đây là những điều bạn cần biết về việc sử dụng corticoid một cách an toàn.
Corticoid đường uống
Bác sĩ Mark Lebwohl, giáo sư và trưởng bộ môn da liễu trường đại học y khoa Icahn ở Mt. Sinai, New York và chủ tịch danh dự của uỷ ban y tế NPF khuyến cáo: "Nếu bệnh nhân vảy nến được kê toa thuốc corticosteroid đường uống, đó là một sai lầm. Việc ngưng sử dụng corticoid đường toàn thân là yếu tố thúc đẩy phổ biến nhất trong việc phát triển vảy nến mủ hay vảy nến đỏ da toàn thân, những dạng hiếm có thể đe dọa tính mạng của bệnh vảy nến".
Bác sĩ Ben Enst, đồng giám đốc trung tâm điều trị vảy nến và viêm khớp vảy nến ở đại học khoa học và y tế Oregon, ở Portland đồng ý với nhận định trên và lưu ý :"Corticosteroid đường uống đóng một vai trò nhỏ trong điều trị cho bệnh nhân viêm khớp vảy nến, đôi khi chúng được sử dụng để tạm thời làm giảm đau và giảm viêm trong khi chuyển sang DMARD (thuốc hỗ trợ điều trị thấp) dạng uống hay dạng sinh học".
Theo Bác sĩ Enst: "sử dụng lâu dài corticoid có thể gây ra loãng xương, gãy xương, huyết áp cao, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, nguy cơ nhiễm trùng gia tăng, đục thuỷ tinh thể, chậm lành vết thương, mụn trứng cá và các tác dụng phụ không mong muốn khác".
Bác sĩ Lebwohl lưu ý: bệnh nhân vảy nến mà đang dùng steroid đường uống nên trao đổi với bác sĩ về phương thức an toàn để chuyển sang sử dụng những loại thuốc khác.
Nếu bạn đang dùng một corticoid đường uống:
• Không bao giờ ngừng thuốc đột ngột, vì làm như vậy có thể gây ra bùng phát bệnh nghiêm trọng, mệt mỏi và đau khớp.
• Dùng thuốc đúng liều như đã được kê toa, bác sĩ thường sẽ hướng dẫn bạn dùng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.
• Không bao giờ tăng gấp đôi liều thuốc uống hoặc dùng chúng trong thời gian dài hơn thời gian bác sĩ kê toa.
• Nên nhớ rằng việc ngừng nhanh một thuốc corticoid có thể làm cho cơ thể bạn không thể sản xuất ra đủ corticoid để nâng đỡ huyết áp và các chức năng cần thiết khác, trong những trường hợp hiếm có thể dẫn đến tử vong.
Corticoid bôi ngoài da
Corticosteroid bôi ngoài da từ lâu đã được sử dụng trong điều trị vảy nến.
Theo Bác sĩ Enst: "Corticosteroid bôi ngoài da là thuốc chủ yếu trong điều trị vảy nến, hoặc dành cho bệnh nhân có tổn thương da hạn chế hoặc cho bệnh nhân có tổn thương da lan rộng hơn, sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị bôi ngoài da khác, điều trị chiếu tia hay điều trị toàn thân".
Mặc dù corticoid bôi ngoài da hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng mà corticoid đường uống gây ra, nhưng vẫn phải sử dụng rất thận trọng.
Sử dụng corticoid bôi ngoài da chỉ trên những vùng da đã được bác sĩ chỉ định. Corticoid bôi ngoài da thay đổi rất nhiều về độ mạnh từ nhóm thuốc mạnh sử dụng trên khuỷu tay, chân tới nhóm thuốc yếu hơn nhiều dùng cho vùng da mỏng như mặt, nách, bộ phận sinh dục, vùng nếp gấp. Ngoại trừ những thuốc bôi yếu, sử dụng những thuốc bôi này ở những vùng da nhạy cảm có thể gây ra mỏng da hay teo da vĩnh viễn.
Bác sĩ Enst khuyên rằng nên tránh sử dụng ở vùng mắt, vì sử dụng lâu dài quanh mắt có thể dẫn đến tăng nhãn áp và đục thuỷ tinh thể.
Theo bác sĩ Enst: "cần phải hiểu rằng, khi corticoid bôi ngoài da được sử dụng một thời gian dài trên một diện tích da lớn hoặc thuốc đặc biệt mạnh, chúng có thể đi vào máu tuần hoàn và có khả năng gây ra những tác dụng phụ giống như corticoid đường uống, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ em".
Corticoid đường tiêm
Theo bác sĩ Enst: "cũng như corticoid đường uống, corticoid đường tiêm cho bệnh nhân vảy nến nên được sử dụng rất hạn chế".
"Việc tiêm thuốc có thể giúp ích trong điều trị viêm khớp vảy nến mà xảy ra ở một hay hai khớp. Điều này có thể mang lại sự giảm nhanh triệu chứng nhưng sử dụng trong một thời gian dài và tiêm thuốc lập lại nhiều lần thực ra có thể làm tổn thương khớp nặng hơn và dẫn tới những biến chứng giống như corticoid đường uống".
Nguồn: khoahoc.tv

Send Print  Back
The news brought
Bước tiến mới trong việc khống chế căn bệnh có thể khiến 13,8 triệu người tử vong 10/6/2016
Tại sao chúng ta thường cảm thấy khát nước trước khi đi ngủ? 10/6/2016
5 thực phẩm giúp giảm cholesterol tự nhiên 10/6/2016
10 lợi ích sức khỏe của cây sa kê 10/6/2016
6 sai lầm khi uống rượu bia 10/6/2016
Phát hiện mới về liệu pháp hormone chữa ung thư tiền liệt 10/6/2016
Cách đơn giản để phòng tránh ung thư phổi 10/6/2016
Tia UV diệt được tế bào ung thư trên chuột 10/3/2016
Thiết bị phát hiện khí độc không dây, mang theo người 10/3/2016
Phương pháp nhận diện tế bào mở đường cho cuộc chiến chống ung thư 10/3/2016
Mỹ - Australia lập cơ sở dữ liệu “chưa từng có” về bệnh ung thư 10/3/2016
Tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều sẽ khiến teo cơ, giòn xương 10/3/2016
Phát hiện mạch bạch huyết chưa từng thấy trong não người 10/3/2016
Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị một số bệnh lồng ngực phức tạp ở trẻ em 9/28/2016
Nghiên cứu quy trình công nghệ tổng hợp một số loại kháng sinh nhóm fluoroquinolon 9/28/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120436605 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn