Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nhật Bản chế tạo robot siêu nhỏ điều khiển bằng ánh sáng 3:05 PM,10/3/2016

Các nhà khoa học Nhật Bản đang phát triển robot động cơ hoạt động bằng năng lượng ánh sáng, có thể dùng để vận chuyển thuốc trong cơ thể người.

Yoshiyuki Kageyama, Sadamu Takeda và các đồng nghiệp tại Khoa Hóa học, Đại học Hokkaido (Nhật Bản) đã thành công tạo ra một hợp chất hóa học, hay còn gọi là lắp ráp dạng tinh thể. Theo đó, chúng có thể di chuyển lặp đi lặp lại khi tiếp xúc với ánh sáng xanh.

Nhóm nghiên cứu tạo ra khối tinh thể lắp ráp này từ một hợp chất hữu cơ, được gọi là azobenzene. Loại hợp chất này thường được sử dụng trong sản xuất thuốc nhuộm và axit oleic, chúng thường được tìm thấy trong dầu ăn.

Sau khi cho hợp chất vào ánh sáng xanh và quan sát dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu phát hiện ra các tinh thể này có khả năng chuyển động liên tục. Và trong môi trường nước, chúng di chuyển như kiểu “bơi”. Chúng có khả năng uốn cong và bung ra tùy thuộc vào tỷ lệ “cis” và “trans” của azobenzene. Đặc biệt, khi cường độ của ánh sáng tăng, tần số dao động của chúng cũng tăng lên.

Trong quá khứ, những robot siêu nhỏ xuất hiện một số hạn chế trong khả năng biến hình. Nhưng các lắp ráp tinh thể được tạo ra tại Đại học Hokkaido có một cơ chế chuyển đổi 2 bước cho phép chuyển động dao động lặp đi lặp lại thường xuyên như đã đề cập.

Do vậy, phát hiện mới được đánh giá là bước tiến quan trọng trên con đường hướng đến phát triển công nghệ vi robot, robot phân tử tương lai. Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể chiếu đèn flash vào những robot siêu nhỏ, điều khiển chúng chúng bơi qua dòng máu trong cơ thể hướng đến mục tiêu chính xác hoàn hảo như dự định.

Nhà nghiên cứu Yoshiyuki Kageyama, một trong những người đứng đầu dự án cho biết: “Khả năng tự tổ chức chuyển động nhịp nhàng, chẳng hạn như chuyển động lặp đi lặp lại như chúng tôi quan sát, là một trong những đặc điểm cơ bản của cuộc sống sinh vật. Cơ chế này có thể được sử dụng trong tương lai để phát triển các động cơ và robot phân tử lấy cảm hứng từ sinh học. Chúng có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực rộng lớn, bao gồm cả y học”.

Các nhà nghiên cứu chưa có kế hoạch nào về việc thương mại hóa nhưng công nghệ này có thể sớm được áp dụng trong lĩnh vực y học.

Nguồn: khampha.vn

Send Print  Back
The news brought
Phương pháp thay thế quả cân bạch kim một kilogram chuẩn 10/3/2016
Chế tạo thành công robot hoạt động nhờ cơ tim chuột 10/3/2016
Máy nghiền trái gòn tự động 9/28/2016
Hoàn thiện thiết kế, công nghệ và chế tạo các thiết bị phục vụ tự động hóa dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu 9/28/2016
Máy bay năng lượng mặt trời hoàn thành bay quanh thế giới 9/20/2016
Hoàn thiện công nghệ thiết kế, chế tạo hướng dẫn lắp đặt và quản lý vận hành bơm thủy luân cải tiến phục vụ cấp nước cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên 9/19/2016
Hệ thống cảm biến chất lỏng dựa trên cấu trúc SAW dùng cho đầu phun mực thông minh 9/19/2016
‘Phi thuyền' đầu tiên của Việt Nam bay vào không gian 9/13/2016
Nghiên cứu chế tạo thành công tổ hợp ức chế ăn mòn - chống đóng cặn 9/13/2016
Công nghệ bảo quản rong nho tươi bằng phương pháp ướp muối 9/9/2016
Thiết bị lên men liên tục chè đen OTD 9/9/2016
Thiết bị gia công nhiệt độ âm 9/9/2016
Hệ thống thải tro xỉ cho lò hơi đốt than công nghệ CFB 9/9/2016
Thiết bị sấy chân không nhiệt độ thấp dạng bơm nhiệt có ngưng lạnh 9/9/2016
Hệ thống thiết bị bảo quản chè đen CTC bằng tổ hợp silo có sử dụng bơm nhiệt 9/9/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120883812 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn