Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hệ thống cảm biến chất lỏng dựa trên cấu trúc SAW dùng cho đầu phun mực thông minh 4:28 PM,9/13/2016

Năm 2015, các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) do TS. Chử Đức Trịnh phụ trách đã hợp tác với Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại thành công, sáng chế ra hệ thống cảm biến chất lỏng dựa trên cấu trúc SAW dùng cho đầu phun mực thông minh.

Điểm nổi bật trong đề tài này là nghiên cứu cấu trúc khi có sự tham gia của bộ phận hấp thụ làm hạn chế nhiễu trong tính toán; Nghiên cứu tính toán các thông số để thiết kế và chế tạo thiết bị cảm biến chất lỏng sử dụng sóng âm bề mặt; Xây dựng thực nghiệm sử dụng phương pháp Rayleigh-SAW cho một số ứng dụng cảm biến chất lỏng; Tối ưu và hạn chế sóng phản xạ bằng bộ hấp thụ absorber; Đưa ra thông số kích thước vật liệu và thông số đầu vào để chế tạo thực nghiệm; Thiết kế và xây dựng thiết bị cảm biến Rayleigh-SAW thực tế.

 Với việc áp dụng các phương pháp về nghiên cứu các mô hình toán và mô phỏng bằng công cụ COMSOL, kết hợp với việc đo đạc, kiểm chứng bằng thực nghiệm và các phương pháp khác. Đề tài này đã thu được những kết quả như sau:

Chứng minh được khả năng cảm biến chất lỏng của thiết bị sóng âm (SAW device) với cấu trúc mới. Đặc biệt, về khả năng sử dụng vật liệu mang tính CMOS như aluminum nitride (AID) cho thiết bị cảm biến SAW. Hiệu năng của thiết bị tăng lên khi mất mát năng lượng cho môi trường xunh quanh và tăng độ nhạy của thiết bị.

Về lý thuyết, đưa ra mối quan hệ giữa vận tốc của chất lỏng, độ dịch chuyển và điện thế.

Về mô hình, các kết quả về độ nhạy, suy hao tín hiệu và hình ảnh trực quan của mô hình 3D cho thấy tính hội tụ của sóng SAW trong 6 mô hình được đề xuất (mô hình IDT thẳng, đa phân đoạn, dạng cong, kết hợp dạng cong và thẳng). Trong các mô hình đó, mô hình đa phân đoạn cho thấy các giá trị này đem lại kết quả tốt nhất bởi nó vừa có tính chất hội tụ được sóng SAW và dễ chế tạo của mô hình IDT thẳng. Đồng thời, để đảm bảo tính chính xác của tính toán gần với thực tiễn, đề tài cũng tính toán cho mô hình đa lớp AIN/Si.

Các kết quả tính toán dựa trên lý thuyết và mô phỏng được so sánh và đánh giá cho thấy phương pháp mối quan hệ giữa vận tốc chất lỏng, độ dịch chuyển và điện thế là đúng cho trường hợp vận tốc chất lỏng là tuyến tính, hay dạng phương trình bậc 2. Kết quả này được thể hiện trong bài báo tại hội nghị SENSOR2013.

Ngoài ra, các mô hình trong đề tài không chỉ đem lại hướng nghiên cứu cho cảm biến chất lỏng mà còn đưa ra cấu trúc IDT phân đoạn mới cho thiết bị SAW. Bên cạnh các kết quả đã đăng ký, nhóm nghiên cứu còn đạt được một kết quả khá tốt khi phát hiện ra thay đổi điện dung của tụ điện trên cấu trúc IDT. Nhóm đã thiết kế một hệ thống cảm biến kiểu tụ điện để theo dõi thay đổi môi trường trong kênh dẫn. Kết quả này đã được công bố trong một bài báo quốc tế SCI.

 

Các hướng nghiên cứu trong đề tài này vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu phát triển và định hướng đưa vào ứng dụng thử nghiệm trong thời gian tới.

Nguồn: cesti.gov.vn

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu phát triển chế tạo vi hệ thống điện hóa trên cơ sở vật liệu cấu trúc nano ứng dụng trong y sinh 9/13/2016
Thiết bị cân bằng “made in Việt Nam” dùng cho máy quay phim 9/13/2016
Bộ nguồn biến đổi tần số 3 pha 50 Hz/400 Hz 9/9/2016
Vi mạch MMIC khuếch đại tạp âm thấp 9/9/2016
Ninh Thuận: Nông dân xài điện mặt trời 8/19/2016
Doosan Vina cung cấp thiết bị điện hạt nhân cho Hàn Quốc 8/11/2016
Chế tạo thành công bộ nguồn biến đổi công suất lớn 8/9/2016
Chuyển động của vi khuẩn làm quay tuabin và tạo ra điện 8/1/2016
Hệ thống phá hủy mẫu môi trường, thực phẩm, thực vật bằng vi sóng: Multiwave ECO 8/1/2016
Công ty Truyền tải điện 1: Ứng dụng hiệu quả sáng kiến, cải tiến kỹ thuật 7/28/2016
TP Hồ Chí Minh: Tạo điều kiện cho ngành vi mạch phát triển 7/15/2016
Việt Nam lần đầu sản xuất được kính tiết kiệm năng lượng 7/15/2016
Nghiên cứu thiết kế chế tạo bộ nguồn biến đổi tần số 3 pha 50Hz/400Hz công suất lớn phục vụ cho các sân bay dân dụng Việt Nam 7/11/2016
Bộ nguồn biến đổi tần số 3 pha 50 Hz/400 Hz 7/5/2016
Hệ thống phân phối điện tạo ra bởi chất lỏng/ chất thải rắn có nguồn gốc từ Biomass 6/29/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121155843 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn