Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ chiết siêu tới hạn để chiết xuất một số hoạt chất sinh học từ một số dược liệu Việt Nam tạo nguyên liệu làm thuốc 4:12 PM,9/13/2016

Năm 2015, nhóm nghiên cứu do PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc, Học viện Quân y, Bộ Quốc phòng đứng đầu đã hợp tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ chiết siêu tới hạn để chiết xuất một số hoạt chất sinh học từ một số dược liệu Việt Nam tạo nguyên liệu làm thuốc.

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xây dựng được quy trình chiết xuất lycopen từ quả cà chua và dầu từ hạt vừng đen bằng phương pháp chiết xuất CO2 siêu tới hạn và kiểm nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định của sản phẩm. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện:

- Xây dựng được quy trình định lượng Lycopen trong quả cà chua và trong sản phẩm; quy trình định lượng dầu trong hạt vừng đen. Đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng của nguyên liệu, từ đó xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho hạt vừng đen và quả cà chua làm đầu vào cho nghiên cứu;

- Xây dựng được quy trình xử lý vừng đen theo phương pháp nghiền rây, sấy khô. Đã đánh giá ảnh hưởng của các phương pháp làm khô quả cà chua tươi, từ đó xây dựng được quy trình làm khô (cách 3) với hiệu suất thu hồi lycopen cao nhất (62,36%);

- Khảo sát được ảnh hưởng của nhiệt độ (40, 50, 60 và 70oC), áp suất chiết (200, 300 và 400 bar), tốc độ dòng CO2 (25, 30, 40 và 45 g/phút) và kích thước tiểu phân (800 - 1.000µm) đến khối lượng dầu vừng, từ đó thu được các thông số chiết suất thích hợp: nhiệt độ 60oC, áp suất 350 bar, tốc độ dòng CO2 45g/phút, kích thước tiêu phân 315-800 µm, thời gian chiết 180 phút. Từ đó, xây dựng thành công quy trình chiết xuất dầu vừng đen bằng chiết CO2 siêu tới hạn trên thiết bị SFE2000-Thar, với hiệu suất đạt 90,57% (sau 180 phút chiết) so với chiết bằng dung môi hữu cơ (trong 8 giờ);

- Nâng cấp được quy mô chiết xuất dầu vừng đen từ 1,5 kg/mẻ lên 5kg/mẻ vẫn đảm bảo được khối lượng dầu vừng chiết được và mức chất lượng của sản phẩm. Điều chỉnh tốc độ dòng CO2 từ 45g/phút lên 75g/ phút để phù hợp với quy mô và thông số của thiết bị;

- Đánh giá được ảnh hưởng của nhiệt độ (50-90oC, áp suất 200 - 450 bar), tốc độ dòng CO2 (25-45g/phút), kích thước tiểu phân nguyên liệu (<800 và 800-1.200 µm) và đồng dung môi (Ethanol, chloroform) đến quá trình chiết xuất lycopen bằng phương pháp chiết siêu tới hạn. Theo đó, xây dựng được quy trình chiết suất với các thông số lựa chọn là: nhiệt độ 80oC, áp suất 400 bar, tốc độ dòng CO2 40g/phút, kích thước tiểu phân nguyên liệu nhỏ hơn 80µm. Hàm lượng lycopen trong sản phẩm chiết là 15,05 ±0,58mg/g, tương ứng với hiệu suất thu hồi lycopen là 90,35±5,28%. Đồng thời tinh chế lycopen từ sản phẩm chiết siêu tới hạn bằng phương pháp sắc ký cột đạt hàm lượng lycopen trên 70% , tinh chế theo phương pháp khác tạo ra được dịch chiết lycopen từ quả cà chua với hàm lượng là 80,51 ±3,74 mg/g, hiệu suất tinh chế đạt 82,01%.

-Đưa ra được các biện pháp làm tăng độ ẩm cho dầu vừng đen và lycopen chiết từ quả cà chua, từ đó lựa chọn được chất chống oxy hóa cho dầu vừng và lycopen có tỷ lệ lần lượt là 0,02 và 0,2%. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là ở điều kiện mát (nhỏ hơn 25oC).

Qua quá trình kiểm nghiệm, nhóm đã xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định của sản phẩm như sau:

- Đã kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của dầu vừng đen về tính chất, tỷ trọng, chỉ số khúc xạ, chỉ số iod, acid, peroxid, xà phòng hóa, định tính, định lượng), từ đó xây được tiêu chuẩn cơ sở cho dầu vừng đen. Hàm lượng acid oleic và linoleic trong sản phẩm lần lượt là 36,12±1,52 và 45,37±1,68%;

- Kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của dịch chiết lycopen từ quả cà chua. Độ ổn định của dầu vừng đen và dịch chiết lycopen bằng phương pháp chiết siêu tới hạn cho thấy đều ổn định sau 12 tháng đánh giá.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu kiến nghị tiếp tục nghiên cứu chiết xuất dầu vừng đen và lycopen ở quy mô lớn. Tiếp tục đánh giá độ ổn định với thời gian dài hơn. Đánh giá một số tác dụng sinh học trên in vitro và in vivo.

Nguồn: cesti.gov.vn

Send Print  Back
The news brought
ACNEGEN ứng dụng công nghệ nano vàng 9/9/2016
Bộ sinh phẩm xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết 9/9/2016
Thực phẩm chức năng Indole-3-Vina 9/9/2016
Bàn về nghiên cứu cơ bản trong hóa học 8/9/2016
Đưa công nghệ nano ứng dụng trong ngành y - dược 7/28/2016
Nâng cao chất lượng sản phẩm 7/28/2016
Chế tạo thành công dung dịch khoan vi bọt gốc nước 7/28/2016
Nghiên cứu quy trình tổng hợp Metformin Hydrochlorid làm thuốc chữa bệnh tiểu đường type 2 7/19/2016
Phát triển thành công siêu vắc xin có thể chống lại mọi loại bệnh 7/12/2016
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống ung thư của một số loài thực vật chi cơm nguội và chua ngút họ đơn nem ở Việt Nam 7/7/2016
Hợp chất từ bọt biển giúp tiêu diệt virus kháng kháng sinh 7/5/2016
Công nghệ mới: phá huyết khối bằng hạt nano từ tính 7/5/2016
Thuốc chống loãng xương có thể ức chế ung thư vú 7/5/2016
Nga: phát minh thuốc làm tan máu đông mới 7/5/2016
Nghiệm thu đề tài Ứng dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An 7/4/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120422254 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn