Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Lớp màng mỏng hơn sợi tóc giúp người mù lấy lại thị lực 5:24 PM,8/23/2016

Các nhà khoa học Australia phát triển công nghệ nuôi cấy tế bào giác mạc trên lớp màng hydrogel trong suốt, có thể dùng để cấy ghép mắt và phục hồi thị lực cho người mù.

Science Alert hôm 16/8 đưa tin, phương pháp mới được thử nghiệm thành công trên cừu và có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực cấy ghép giác mạc. Nếu có thể ứng dụng trên người, công nghệ này sẽ giúp thay đổi cuộc sống của khoảng 10 triệu bệnh nhân trên khắp thế giới.

Hiện nay, cấy ghép giác mạc là cách hiệu quả nhất giúp phục hồi thị lực liên quan đến tổn thương giác mạc. Tuy nhiên, nguồn giác mạc hiến tặng rất khan hiếm. Ngoài ra, nguy cơ đào thải và phải sử dụng thuốc steroids để ngăn chặn đào thải cũng là một khó khăn khi tiến hành cấy ghép giác mạc. Lớp màng mỏng trong suốt do nhóm của Ozcelik phát triển có thể giảm thiểu nguy cơ trên.

"Chúng tôi tin rằng phương pháp trị liệu mới này hiệu quả hơn sử dụng giác mạc hiến tặng. Chúng tôi hy vọng có thể sử dụng tế bào của chính bệnh nhân để hạn chế đào thải. Trong năm tới, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng", kỹ sư sinh học Berkay Ozcelik, trưởng nhóm nghiên cứu ở Đại học Melbourne, Australia cho biết.

Nhóm nghiên cứu lấy mẫu tế bào giác mạc của cừu, nuôi cấy chúng trên lớp màng hydrogel để tăng số lượng tế bào rồi ghép lại vào mắt. Sau khi ghép lại vào mắt, các tế bào mới sẽ tiếp nhận độ ẩm từ tuyến lệ của mắt để phát triển khỏe mạnh.

Lớp màng hydrogen có độ dày là 50 micro mét, mỏng hơn một sợi tóc. Sau khi cấy ghép, các tế bào nhận nước chảy giữa giác mạc và khu vực phía trong mắt. Lớp màng hydrogen sẽ bắt đầu tan ra và biến mất trong vòng hai tháng.

"Vật liệu hydrogel giúp giảm tối đa chứng viêm nhiễm, không gây kích ứng và có khả năng tái tạo mô. Vì thế, phương pháp này có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau", Ozcelik chia sẻ.

"Lợi ích khác của công nghệ này là chúng ta có thể sử dụng tế bào hiến tặng để tạo ra nhiều tế bào giác mạc và dùng chúng cho nhiều bệnh nhân", Ozcelik nói.

Nguồn: Theo VnExpress, ngày 23/8/2016.

Send Print  Back
The news brought
Chiến binh robot siêu nhỏ tìm diệt tế bào ung thư 8/19/2016
Khả năng sống bất tử trong thế giới ảo của con người 8/19/2016
Thực phẩm giàu probiotic tốt cho tiêu hóa và tim mạch 8/18/2016
Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp và một số thực phẩm chức năng từ nguyên liệu sinh vật biển 8/18/2016
Thành tựu y học đáng kinh ngạc giúp bệnh nhân bị liệt được đi lại 8/17/2016
Tìm ra hướng mới trong nghiên cứu điều trị bệnh tiểu đường 8/17/2016
Ứng dụng thành công công nghệ plasma lạnh điều trị trong y tế 8/17/2016
Phát triển thành công thiết bị cảm biến chẩn đoán tăng nhãn áp 8/16/2016
Chế độ ăn DASH (hạn chế muối) có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ 8/16/2016
"Tái lập trình" vi khuẩn E.Coli để chống lại... ung thư 8/11/2016
Bảo vệ thành công 3 đề tài trọng điểm cấp nhà nước 8/11/2016
FDA cho phép dùng muỗi biến đổi gene để chống dịch Zika tại Mỹ 8/10/2016
Xác định được gen chung của bệnh tự kỷ và ung thư 8/8/2016
Các dụng cụ y tế kỹ thuật số được sử dụng nhiều trong “đời sống” hơn trong việc quản lý bệnh. 8/2/2016
Hội thảo khoa học Y khoa và Dịch vụ y tế Việt Nam - Australia 8/2/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120418879 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn