Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất, sử dụng chế phẩm probiotic phục vụ chăn nuôi lợn, gà 10:56 AM,7/4/2016

Thạc sỹ Ngô Thị Hải Linh và các cộng sự Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Trung tâm) vừa có buổi báo cáo trước Hội đồng KH&CN thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất, sử dụng chế phẩm probiotic phục vụ chăn nuôi lợn, gà tại Hải Phòng”. Đây là dự án tiếp nhận quy trình chuyển giao từ Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội), để xây dựng mô hình ứng dụng trong điều kiện thực tiễn tại Hải Phòng.

Trung tâm tiếp nhận quy trình sản xuất chế phẩm probiotic gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: nhân giống, lên men chìm thu hồi sinh khối và cô đặc các chủng vi sinh vật (Bacilus subtilis, Saccharomyces boulardii và Lactobacilus acidophilus); Giai đoạn 2: sản xuất chế phẩm đơn chủng; Giai đoạn 3: phối trộn chế phẩm dạng đơn chủng + cám gạo theo tỉ lệ 1:9 ở độ ẩm 11-13% tạo thành chế phẩm đa chủng probiotic. Chế phẩm probiotic có dạng bột mịn màu trắng xám, tơi xốp, mật độ vi sinh vật hữu ích đạt từ 108CFU/g, thời hạn sử dụng 6 tháng từ ngày sản xuất. Ước tính, việc ứng dụng tốt công nghệ sản xuất chế phẩm probiotic có thể thu được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm với giá dự kiến 100.000 đồng/kg.
Mô hình sử dụng chế phẩm probiotic trong chăn nuôi lợn, gà được nhóm tác giả thực hiện trên quy mô 60 con lợn cai sữa, 62 con lợn thịt và 2.000 gà Ri lai tại 2 hộ dân tại xã Quang Phục (huyện Tiên Lãng).
Kết quả so sánh với mô hình đối chứng không sử dụng chế phẩm cho thấy: Trên đàn lợn cai sữa, tỉ lệ nhiễm Salmonella và vi khuẩn E.coli thấp hơn hẳn so với đàn lợn không sử dụng chế phẩm probiotic (chỉ 16,67% nhiễm Salmonella sau 7 ngày, so với 66,67% đàn lợn không sử dụng chế phẩm, mức độ nhiễm vi khuẩn E.coli chỉ bằng 1/3 so với đàn lợn không sử dụng chế phẩm); Khả năng thu nhận thức ăn cao hơn hẳn lợn đối chứng; Khối lượng cơ thể tăng trung bình 2,02 kg/con sau 4 tuần nuôi; mang lại hiệu quả kinh tế cao (cao hơn gần 100.000 đồng/con so với đàn lợn không sử dụng chế phẩm).
Tương tự, đối với đàn lợn thịt, đến thời điểm xuất bán, đàn lợn thịt sử dụng chế phẩm vi sinh cho lãi bình quân 646.000 đồng/con, trong khi đàn lợn thịt đối chứng thu lãi 207.000 đồng/con. Gà Ri lai với mức lãi bình quân 13.150 đồng/kg, cao hơn 5.535 đồng/kg so với gà chăn nuôi thương phẩm thông thường.
Với những hiệu quả về kinh tế - xã hội mang lại, dự án được hội đồng KH&CN đánh giá cao.
Nguồn: Sở KH&CN Hải Phòng

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu qui trình tổng hợp liên tục celecoxib làm nguyên liệu bào chế thuốc giảm đau chống viêm 7/4/2016
Nghiên cứu tác dụng sinh học và độ an toàn của các phân đoạn alcaloid và flavonoid từ cây Trinh nữ hoàng cung 7/4/2016
Nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng từ một số loại rau cải của Việt Nam 6/29/2016
Nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học diệt nấm để bảo quản nông sản 6/29/2016
Ứng dụng thành công công nghệ sản xuất vi nang trong sản xuất thực phẩm 6/29/2016
Chương trình KC.04: Phát triển được công nghệ nền của công nghệ sinh học 6/29/2016
Kháng sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ 6/28/2016
Sinh viên chế tạo máy bay phun thuốc trừ sâu, xà phòng từ vỏ trấu 6/20/2016
Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng dung dịch siêu ôxy hóa có độ khoáng hóa thấp để làm chất khử trùng trong chế biến thủy sản xuất khẩu 6/16/2016
Xây dựng thành công quy trình sản xuất protease HIV-1 tái tổ hợp và quy trình sàng lọc các hoạt chất ức chế protease HIV-1 có nguồn gốc từ thảo dược Việt Nam 4/21/2016
Xây dựng thành công quy trình sản xuất protease HIV-1 tái tổ hợp và quy trình sàng lọc các hoạt chất ức chế protease HIV-1 có nguồn gốc từ thảo dược Việt Nam 4/15/2016
Nghiên cứu tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư và theo dõi tích lũy alcaloid từ cây trồng loài Stephania dielsiana y.c.wu (củ Dòm) 4/15/2016
Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất enzym nattokinase từ đậu nành và sản xuất viên thực phẩm chức năng nattokinase”. 4/12/2016
Chế tạo thành công bộ sinh phẩm xác định vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết 3/30/2016
Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất viên nang Diltiazem giải phóng kéo dài quy mô công nghiệp 3/30/2016













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121103713 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn