Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chế phẩm probiotic đề phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm 3:11 PM,3/28/2016

PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa và các cộng sự Trường đại học khoa học tự nhiên đã nghiên cứu sản xuất thành công (dưới dạng vaccin và thử nghiệm ở quy mô pilot) chế phẩm probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện kháng nguyên của virus gây bệnh đốm trắng ở tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng).

Bệnh đốm trắng do virus là một trong các bệnh khiến tôm nuôi chết hàng loạt. Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm do virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi, khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm; mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào, qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim…). Khi gặp thời tiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh.

Nhóm nghiên cứu đã sản xuất được ở quy mô pilot 20 kg nồng độ lớn hơn, hoặc tương đương 5 x 109/g probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện VP28 dạng CotB-VP28 và 10 kg chế phẩm probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện VP28, có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch và bảo vệ 70% tôm không bị nhiễm bệnh đốm trắng...

Theo PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, phòng trừ bệnh cho tôm bằng phương pháp sử dụng công nghệ gen nhằm tạo ra vaccin thế hệ mới mang kháng nguyên của tác nhân gây bệnh rồi sau đó đưa vào tôm, điều này cho phép kích thích hệ thống miễn dịch, nhờ vậy tôm sẽ có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu này đã thu được kết quả ban đầu khá tốt, tôm có khả năng phòng bệnh cao. Kết quả thu được đối với tôm thẻ chân trắng đạt trên 75%, còn tôm sú là trên 70%. Việc sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế tối đa khả năng sử dụng kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh thủy sản là khuynh hướng đúng, nhằm tránh khả năng tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và con người.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Công nghệ nuôi cá trên sa mạc đạt năng suất cao của Israel 3/23/2016
Nuôi cá bỗng trên lòng hồ thủy điện 3/22/2016
Nghiên cứu chế độ thủy phân cá cơm bằng cách kết hợp enzym protamex và flavourzym 2/17/2016
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản cá rô biển trong điều kiện nuôi 2/1/2016
Động cơ thủy Dzimarine phục vụ phát triển nghề khai thác thủy hải sản 1/26/2016
Chế phẩm probiotic dạng bào tử Bacillus subtilis tái tổ hợp đề phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm 12/18/2015
Nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm Sá sùng Vân Đồn 12/11/2015
Thả tám cá thể động vật hoang dã quý hiếm về Vườn quốc gia Pù Mát 12/8/2015
Nghiên cứu thành công chế phẩm mới phòng virus gây bệnh ở tôm 11/30/2015
Tôm nhân tạo làm từ rong biển có giá trị dinh dưỡng như tôm thật 11/16/2015
Ảnh hưởng độ mặn đối với tôm càng xanh 11/9/2015
Nghiên cứu phát triển loài cá cảnh đẹp 11/9/2015
Đánh giá độc tính của chì thông qua cá ngựa vằn 11/9/2015
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá ngừ mắt to tại Việt Nam 11/9/2015
Mô hình chà kết hợp rạn nhân tạo phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 11/9/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121036949 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn