Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu, xác định hàm lượng dioxin nguồn gốc từ chất da cam và nguồn phát thải khác trong máu người và một số thực phẩm thường dùng tại các vùng miền Việt Nam 2:50 PM,2/1/2016

Trong khuôn khổ Chương trình " Nghiên cứu khác phục hậu quả lâu dài chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh đối với môi trường và sức khoẻ con người Việt Nam (gọi tắt là Chương trình KHCN-33/11-25), mới đây, tại Hà Nội, Văn phòng Chương trình 33, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước đối với đề tài “Xác định hàm lượng dioxin nguồn gốc từ chất da cam và nguồn phát thải khác trong máu người và một số thực phẩm thường dùng tại các vùng miền Việt Nam” do Tiến sỹ, Bác sỹ Vũ Chiến Thắng làm chủ nhiệm đề tài.

Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nặng bởi chất độc da cam/dioxinn đối với cả môi trường và sức khỏe con người, là hiện trường chưa từng có trên thế giới về thảm họa chiến tranh hóa học. Ảnh hưởng của dioxin đối với sức khỏe con người là vấn đề đã rõ ràng và có căn cứ. Tại Việt Nam, từ những năm 1980 đến nay đã có một số nghiên cứu của các cơ quan trong nước và quốc tế nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin đối với môi trường, sức khỏe con người. Kết quả của các nghiên cứu này đã là cơ sở cho việc khoanh vùng tẩy độc, chăm sóc sức khỏe nạn nhân, người phơi nhiễm và đấu tranh ngoại giao, pháp lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện khó khăn cả về kinh phí lẫn khả năng kỹ thuật, và hầu hết mới chỉ tập trung vào các khu vực bị phun rải nặng (như A Lưới, Thừa Thiên- Huế, Mã Đà Đồng Nai...) hoặc các kho chứa chất độc da cam/dioxin trước kia (như sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát). Ngoài ra, hiện nay, chưa có những nghiên cứu để đánh giá một bức tranh toàn cảnh trên cả nước về thực trạng nguy cơ phơi nhiễm dioxin từ chất độc da cam/dioxin và các nguồn phát thải khác thông qua 2 thông số quan trọng là: Nguy cơ phơi nhiễm qua thực phẩm (hàm lượng dioxin trong thực phẩm) và hiện trạng phơi nhiễm tại các vùng địa lý khác nhau (hàm lượng dioxin trong máu). Một thực tế cũng phải nói đến là: ở Việt Nam nguy cơ phơi nhiễm dioxin là do chất độc da cam/dioxin trong những năm phát triển vừa qua đã xuất hiện nguy cơ phơi nhiễm dioxin từ các nguồn phát thải khác. Vì vậy cần thiết phải có nghiên cứu xác định hàm lượng dioxin trong một số loại thực phẩm và trong máu người Việt Nam để đánh giá đúng hiện trạng và làm cơ sở khoa học trong quan trắc, giảm thiểu trong tương lai. Đề tài “Xác định hàm lượng dioxin nguồn gốc từ chất da cam và nguồn phát thải khác trong máu người và một số thực phẩm thường dùng tại các vùng miền Việt Nam” doTiến sỹ, Bác sỹ Vũ Chiến Thắng làm chủ nhiệm đề tài được triển khai thực hiện là cần thiết và rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Đề tài đã tập trung nghiên cứu, xác định hàm lượng nền của dioxin (background level) trong một số thực phẩm thường dùng, trong máu người Việt Nam, từ đó là cơ sở khoa học cần thiết cho việc đánh giá phơi nhiễm dioxin không chỉ có nguồn gốc từ chất độc da cam/dioxin mà còn từ các nguồn phát thải khác. Đề tài cũng là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu đánh giá phơi nhiễm, ảnh hưởng của dioxin đối với sức khỏe, là tiền đề cho việc xác định Tiêu chí xác định nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Tiêu chuẩn chẩn đoán và theo dõi điều trị, cho việc nghiên cứu ban hành các Tiêu chuẩn, quy chuẩn về dioxin. Ngoài ra, việc xác định hàm lượng nền của dioxin trong máu người Việt Nam và trong một số loại thực phẩm sẽ còn là cơ sở quan trọng để giám sát, quan trắc ô nhiễm, giảm thiểu phơi nhiễm những đối tượng nguy cơ bị ảnh hưởng bởi ô nhiềm dioxin không chỉ do bắt nguồn từ chất da cam/dioxin mà còn từ các nguồn phát thải khác.

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên Hội đồng đã đánh giá cao tính mới, ý nghĩa thực tiễn và khoa học trong kết quả nghiên cứu của đề tài, đồng thời các thành viên Hội đồng đã có những ý kiến phản biện, trao đổi nhằm hoàn thiện đề tài. Đề tài cũng nhận được những nhận xét tốt của các chuyên gia, các nhà khoa học.

 “Đề tài đã đưa ra được kết quả bước đầu nhưng rất quan trọng; phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy cao và tính đại diện. Đề tài sẽ là tư liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách. Kết quả của đề tài cũng sẽ khuyến khích thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa theo hướng nghiên cứu này, góp phần phục vụ phát triển bền vững đất nước” - PGS.TS Lê Bách Quang, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài nhấn mạnh.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và môi trường

Send Print  Back
The news brought
Chế tạo kem chống muỗi từ cây sả 2/1/2016
Ảnh hưởng chất lượng lá của một số giống sắn đến năng suất, chất lượng kén và trứng giống tằm sắn 2/1/2016
Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học lectin từ tỏi: 12/18/2015
225 loại thuốc mới được sáng chế và sử dụng trong 5 năm tới 12/11/2015
Mỹ gây sốc thế giới về động vật biến đổi gen 12/11/2015
Ra mắt sản phẩm tinh chất nghệ bằng công nghệ nano 11/23/2015
Viên nang từ cây hoàn ngọc an toàn cho người sử dụng 11/9/2015
Nghiên cứu trị bệnh cá bằng thảo dược 11/9/2015
Tổng hợp ống than nano carbon đơn thành từ nguồn nguyên liệu lỏng 11/9/2015
Hệ thống sắc ký phát hiện nhanh các độc tố 11/9/2015
Nghiên cứu tăng hiệu quả sử dụng khí sinh học 11/9/2015
Giảm sử dụng thuốc trừ sâu cho đậu nành 11/9/2015
Nghiên cứu thành phần tinh dầu lá hoàng kinh thu hái tại Hà Nội 11/9/2015
Nghiên cứu bào chế gel pluronic nhạy cảm bởi nhiệt định hướng ứng dụng trong điều trị bỏng 11/9/2015
Hợp đồng nghiên cứu sản xuất thử nghiệm bột huỳnh quang trị giá 6,68 tỷ đồng 11/9/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120410320 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn