Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Sống tiện nghi nhờ công nghệ vũ trụ 3:01 PM,12/20/2015

Đã hơn 10 năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Phát triển công nghệ vũ trụ (CNVT) tới năm 2020, Việt Nam đã phóng thành công hai vệ tinh viễn thông Vinasat-1, Vinasat-2 và một vệ tinh viễn thám VNRDESat-1. Nhiều dự án vệ tinh khác đang tiếp tục được triển khai.
Vệ tinh Vinasat -1 phóng thành công đã phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và cả ở Nhật Bản, miền Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Úc, biển Đông và một phần Myanmar. Vinasat -1 cung cấp dịch vụ đường truyền vệ tinh và phát triển các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ninh quốc phòng...

Đặc biệt khi có vệ tinh viễn thông, công việc truyền hình trực tiếp nhiều sự kiện ở bất kỳ đâu trong tầm hoạt động của Vinasat -1 đều trở nên dễ dàng hơn. Việc đào tạo, chữa bệnh từ xa cũng được thuận tiện nhờ vệ tinh Vinasat -1.

Chủ tịch Uỷ ban Vũ trụ Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân - nhận định: “CNVT tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của mọi người dân như ứng dụng GPS trong dẫn đường hoặc công nghệ phân tích ảnh vệ tinh để dự báo thiên tai lũ lụt, biến đổi khi hậu; đồng thời có tác động tích cực đối với nền kinh tế”.

Lo nguồn nhân lự

Dù đã chỉ ra hàng loạt hiệu quả từ việc ứng dụng CNVT, song bên lề hội thảo “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tên lửa, vệ tinh và các hệ thông dẫn đường” vừa tổ chức, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân vẫn thẳng thắn chỉ ra những lo lắng về nguồn nhân lực.

Theo Bộ trưởng, công nghệ cao nói chung, công nghệ vũ trụ nói riêng có thể mua hay nhận chuyển giao từ nước ngoài, nhưng nguồn nhân lực đủ trình độ làm chủ công nghệ, ứng dụng thành công trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở nước ta đang là một vấn đề lớn và cấp bách. Trong khi đó, trình độ nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay mới ở trên mức trung bình.

Hiện Việt Nam đã hợp tác với Nhật Bản để xây dựng Trung tâm Vệ tinh quốc gia đặt tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là dự án lớn nhất về công nghệ vũ trụ có sự hợp tác nước ngoài với quy mô đầu tư lên tới 600 triệu USD. Từ dự án này, nhiều cán bộ được cử sang Nhật Bản để học tập và nghiên cứ về CNVT.

“Như vậy, Việt Nam sẽ có một nền tảng cũng như đội ngũ cán bộ khoa học về CNVT đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Chúng ta đang nghiên cứu để có thể gia nhập Hiệp ước quốc tế về vũ trụ - ngoài việc chúng ta đã ký các hiệp định này với Mỹ, Nga. Việc gia nhập Hiệp ước quốc tế về vũ trụ sẽ tạo điều kiện cho các nhà khoa học Việt Nam tham gia các chương trình quốc tế về nghiên cứu vũ trụ cũng như tận dụng được sự hỗ trợ của thế giới thông qua các dự án hợp tác, huy động được nguồn kinh phí tài trợ của tổ chức quốc tế. Như vậy, tiềm lực về vũ trụ ở Việt Nam sẽ được tăng lên”- Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân kỳ vọng.

Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho biết, hiện rất khó thu hút người giỏi vào làm việc trong lĩnh vực này do chế độ đãi ngộ chưa có gì khác so với mặt bằng chung của cán bộ công chức, viên chức.

Ông Đào Văn Tuyết - Trung tâm Vệ tinh quốc gia, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - cũng cho rằng: “Để chủ động nguồn lực, cần làm song song cả hai việc: Bên cạnh việc gửi cán bộ giỏi đi đào tạo ở nước ngoài và hợp tác đào tạo trong nước, chúng ta cần đào tạo nguồn nhân lực một cách bài bản và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn. Đây là điều hết sức cần thiết với lĩnh vực mới mẻ như công nghệ vũ trụ”.

Việt Nam đang nghiên cứu để làm chủ công nghệ thiết kế vệ tinh. Chúng ta đã thiết kế thành công vệ tinh nhỏ và hướng tới thiết kế vệ tinh siêu nhỏ, đồng thời đã làm chủ được công nghệ điều khiển các trạm mặt đất. Việt Nam cũng đã đưa các vệ tinh viễn thông, viễn thám lên quỹ đạo thông qua nhiều hợp đồng với các tổ chức nước ngoài. Việc chuẩn bị nhân lực sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng để Việt Nam có thể hội nhập và làm chủ công nghệ vũ trụ, ứng dụng vào việc sản xuất và đời sống.

Nguồn: Báo Khoa học và Phát triển, 12/2015.

Send Print  Back
The news brought
Việt Nam-Australia khởi động chương trình hợp tác nghiên cứu y tế 12/19/2015
Xây dựng cơ chế hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm 12/19/2015
Hơn 5000 mô hình ứng dụng công nghệ mới sẽ được chuyển giao về nông thôn miền núi 12/19/2015
Trao bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm chè Nghệ An 12/18/2015
Lào Cai: mận Bắc Hà chính thức được chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 12/18/2015
Bảo tồn và nâng cao giá trị sản phẩm lê Cao Bằng 12/11/2015
Xí nghiệp Xi măng 406: Áp dụng hiệu quả công cụ thống kê 12/7/2015
Diễn đàn KH&CN: Tìm cơ hội hợp tác giữa nhà đầu tư và khoa học 12/1/2015
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc: Hỗ trợ tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp 12/1/2015
Tập huấn nghiệp vụ thống kê khoa học và công nghệ về các quy định mới sẽ áp dụng từ đầu năm 2016 12/1/2015
Nghệ An: Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” 11/30/2015
Tăng cường hợp tác với các Khu khoa học Châu Á 11/23/2015
Không thể làm chủ công nghệ điện hạt nhân nếu thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi và hùng hậu 11/23/2015
Đào tạo liên ngành ở Việt Nam 11/20/2015
Văn hóa hợp tác sẽ dẫn đến liên ngành 11/20/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121127450 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn