Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Văn hóa hợp tác sẽ dẫn đến liên ngành 3:25 PM,11/20/2015

TS Nguyễn Thị Khôi (Viện Tiên tiến KH&CN, ĐH Bách khoa Hà Nội) chia sẻ về những giải pháp thúc đẩy nghiên cứu liên ngành dựa trên kinh nghiệm chín năm học tập và làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia và Đại học Illinois, Urbana-Champaign.

Khi làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia (SNL, Mỹ), tình cờ đọc kết quả đo đạc của một tổ khác trong nhóm nghiên cứu “chấm lượng tử silicon cho máy tính lượng tử”, tôi nhận ra phần cong trên các đường cảm ứng điện tích không phải là nhiễu như đồng nghiệp nghĩ mà là một khuyết thiếu có hệ thống. Phát hiện này dẫn đến một cách thức bền vững hơn trong việc đo trạng thái spin của điện tử được đăng trên tạp chí Nano Letters sau đó. Công bố này là kết quả của tôi cùng nhiều đồng nghiệp đến từ các lĩnh vực vật liệu, vật lý, và điện - điện tử. 
Nhóm nghiên cứu của tôi lúc đó có khoảng 50 thành viên ở nhiều lĩnh vực từ khoa học vật liệu, điện - điện tử và chia ra thành ba nhóm: nhóm đo đạc, nhóm tính toán, nhóm mô phỏng. Mặc dù ở nhóm đo đạc, nhưng khi thực hiện đề tài này, tôi phải thuyết phục cả nhóm lý thuyết và mô phỏng cùng tham gia. Điều này diễn ra rất tự nhiên, vì khi nhận ra một mình không đủ khả năng giải quyết vấn đề thì sẽ phải tìm người làm chung. 
Trước đó, khi là sinh viên Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Đại học Illinois, tôi đã được làm quen với việc nghiên cứu liên ngành. Tôi đã tham gia một dự án chung với một giáo sư ngành kỹ thuật hóa học. Tôi cùng giáo sư hướng dẫn với giáo sư các khoa khác như Kỹ thuật điện tử và Vật lý… bàn bạc viết đề xuất xin tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng của ống nano carbon. Ngoài ra, nhóm tôi lúc đó cũng tham gia hợp tác liên ngành với Đại học Indiana và Đại học Northwestern.
Đó là những ví dụ về hoạt động nghiên cứu liên ngành tại Mỹ, nơi việc này diễn ra như một lẽ tất yếu. Trong môi trường như vậy thì mọi người sẽ tự khắc học được cách hợp tác nghiên cứu. 
Nói rộng ra, khi hợp tác liên ngành trở thành tất yếu, thành nhu cầu (chứ không đơn thuần là ý muốn cá nhân) thì mỗi người sẽ tự vận động để thích nghi. Thứ nhất, mỗi người, ngoài tập trung chuyên môn của mình, còn cần có kiến thức rộng về những ngành liên quan khác, không thể làm cái gì thì chỉ biết cái đó. Bên cạnh đó là kĩ năng tạo dựng mạng lưới và kỹ năng giao tiếp. Cùng làm chung trong một tòa nhà, cùng cơ quan nghiên cứu thì mặc dù đang làm các vấn đề khác nhau nhưng văn hóa trao đổi, chia sẻ thông tin giúp mọi người thường xuyên cập nhật về nhau, biết nhau hơn. Đi hội thảo hay hội nghị cũng là một kênh để biết về các nhóm nghiên cứu khác và tạo lập mối quan hệ. Bởi vì, để tìm người làm chung thì phải biết mình cần gì, ai có chuyên môn phù hợp hoặc có chung mối quan tâm. 

Việc nghiên cứu và hợp tác liên ngành ít được thực hiện ở Việt Nam bởi, xét về mặt bằng chung, trình độ nghiên cứu chưa cao. Nghiên cứu liên ngành đòi hỏi những vấn đề nêu ra phải tương đối lớn và mới mẻ. Tuy nhiên, các vấn đề được lựa chọn nghiên cứu ở nước ta chưa thực sự cập nhật. Chẳng hạn, linh kiện điện tử là lĩnh vực có rất nhiều ứng dụng và có vai trò quan trọng trong tương lai, đòi hỏi liên ngành giữa khoa học vật liệu, điện - điện tử (đôi khi thêm cả hóa, lí, sinh) và thế giới đã nghiên cứu hàng chục năm nay nhưng Việt Nam còn chưa thực sự bắt đầu. Bên cạnh đó, đa số các đề tài nghiên cứu được lựa chọn còn nhỏ lẻ và có vẻ giống nhau. Như vậy, không tồn tại nhu cầu hợp tác cũng như điều kiện để hợp tác. Nói nôm na là người cắt và người may thì có thể hợp tác với nhau còn nếu ai cũng may thì sẽ chỉ người nào biết việc người nấy
Khuyến khích nghiên cứu liên ngành ở Việt Nam là việc cần thiết nếu muốn hội nhập nghiên cứu quốc tế - các công bố trên các tạp chí lớn của quốc tế phần lớn đều là những nghiên cứu liên ngành. Để làm được điều này cần bắt đầu từ những nhà hoạch định chính sách, thay đổi cơ chế cấp kinh phí tài trợ cho nghiên cứu. Nguồn tài trợ eo hẹp và ngắn hạn như hiện nay chỉ đủ để các nhà khoa học lựa chọn những đề tài nhỏ và có tính an toàn cao, trong khi nghiên cứu liên ngành đòi hỏi vốn lớn, đồng thời mức độ rủi ro cao hơn.  
Văn hóa thảo luận, chia sẻ thông tin và đón chào người mới cũng cần được chú trọng để thúc đẩy tinh thần làm việc chung. Với sinh viên, có thể chuẩn bị đào tạo cho các em sẵn sàng với việc nghiên cứu liên ngành trong tương lai bằng cách khuyến khích các em, ngoài biết sâu về một vấn đề cụ thể, còn biết rộng về lĩnh vực mà mình quan tâm. Ví dụ như, khi dạy về vật liệu nano thì khuyến khích các em tìm hiểu ứng dụng trong linh kiện điện tử, y sinh, năng lượng… để các em có hiểu biết toàn diện hơn, có tầm nhìn xa hơn và sau này có thể khởi xướng những đề tài lớn cũng như biết cách trao đổi với những người không cùng hướng nghiên cứu với mình. Ngoài ra, các em cũng cần phải được trang bị kỹ năng xây dựng mạng lưới quan hệ và kỹ năng giao tiếp để biết tìm kiếm đối tượng hợp tác. 
Nguồn: Tạp chí Tia sáng

Send Print  Back
The news brought
Giải pháp quản lý và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 11/20/2015
Sáng chế chữa cháy cực giản tiện của người Úc 11/19/2015
Lời giải cho bài toán phát triển thị trường công nghệ 11/19/2015
Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hoàn thiện cơ chế 11/19/2015
“Giới thiệu, kết nối mạng lưới ươm tạo và phát triển doanh nghiệp KH&CN” 11/12/2015
Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập 11/10/2015
Đắk Lắk: nghiệm thu đề tài nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất chính sách đặc thù cho việc xây dựng xã nông thôn mới bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ 11/6/2015
Đổi mới ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ 11/4/2015
Triển khai thí điểm Hệ thống đánh giá công nghệ 10/21/2015
Nghiệm thu đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng 10/20/2015
Từ 1/10/2015, rút ngắn thời gian cấp phép cho chuyên gia khoa học và công nghệ nước ngoài 10/20/2015
Bảo đảm tốc độ đổi mới công nghệ 10/20/2015
Tiếp tục hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ 9/29/2015
MANUTRONICS Việt Nam: Áp dụng hiệu quả hệ thống sản xuất tinh gọn - Lean 9/23/2015
Xăng E5: Doanh nghiệp, người dân đều ngại! 8/18/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120444044 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn