Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vật liệu giúp chiến đấu cơ biến hình như tắc kè hoa 2:49 PM,11/19/2015

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc chế tạo một loại vật liệu tàng hình có thể phát huy tác dụng ở nhiều tần số radar, khiến các chiến đấu gần như biến mất trước những con mắt dò tìm.

Discovery News đưa tin, các nhà khoa học ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung đã công bố nghiên cứu chi tiết về vật liệu tàng hình giống như da tắc kè hoa, có khả năng tự điều chỉnh để hấp thụ tín hiệu radar ở những tần số khác nhau.

Mang tên AFSS hay "bề mặt chủ động lựa chọn tần số", vật liệu này có thể được sử dụng để phủ ngoài lớp vỏ chiến đấu cơ, giúp nó trở nên vô hình trước các thiết bị phát hiện máy bay.

Theo báo cáo công bố hôm 13/11 trên trang Ars Technica, công nghệ tàng hình hiện nay chỉ có thể áp dụng với radar ở tần số siêu cao. Chiến đấu cơ tàng hình rất dễ bị phát hiện bởi các hệ thống dò tìm hoạt động ở tần số cực cao.

Vật liệu AFSS có thể tự điều chỉnh để thích ứng và hấp thụ những tần số có bước sóng dài hơn, giúp chiến đấu cơ dễ dàng biến hình trong lúc bay. Công nghệ tích hợp nhiều hệ thống khác nhau, sử dụng các đèn lưỡng cực thu nhỏ, đóng vai trò điện trở đối với bức xạ điện từ.

Khi kết hợp với các công nghệ khác như thiết kế hình học cho phép phát hiện sóng radar, AFSS có thể trở thành bước tiến lớn tiếp theo để phát triển chiến đấu cơ tàng hình.

Vật liệu có thiết kế siêu mỏng với độ dày chỉ 7,8mm khi phủ ngoài kim loại và các bề mặt khác. Nó bao gồm hai lớp, đệm bằng lớp thứ ba dạng lỗ tổ ong giúp tách biệt vật liệu với bề mặt bên dưới. Khi đưa vào thử nghiệm, công nghệ AFSS có thể hấp thụ tần số vô tuyến từ 0,7 đến 1,9 GHz, độ phản xạ radar giảm 10 - 40dB.

"Cùng với sự phát triển liên tục của thiết bị phát hiện bằng radar, vật liệu hấp thụ mỏng với băng tần rộng của chúng tôi sẽ trở nên rất hữu ích", các nhà nghiên cứu kết luận.
Nguồn: khoahoc.tv

Send Print  Back
The news brought
Lá nhân tạo sản xuất xăng 11/10/2015
Vật liệu xúc tác quang tự làm sạch 11/9/2015
Phát triển bê tông hỗn hợp mới từ phế thải ngành nhiệt điện 11/6/2015
Vật liệu tối nhất có thể nuốt chửng hầu hết ánh sáng 11/6/2015
Phát hiện loại thủy tinh siêu cứng gần bằng thép 11/6/2015
Miếng lót giày thông minh Digitsole có khả năng làm ấm bàn chân 11/6/2015
Pin điện thoại càng dùng càng mạnh chế từ nấm 11/3/2015
Các nhà khoa học tiến một bước gần hơn để tạo ra kiếm ánh sáng 11/3/2015
Tăng gấp đôi hiệu suất pin mặt trời bằng ăng ten mới 11/3/2015
Giới thiệu công nghệ xây dựng đê chắn sóng và kè bảo vệ bờ biển bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn thành mỏng cốt sợi composite 11/3/2015
"Cửa sổ thông minh" kiểm soát ánh sáng và nhiệt bên trong tòa nhà 10/30/2015
Tạo chất siêu lỏng trong từ trường cao kỷ lục 10/30/2015
EU tích cực phát triển vật liệu ứng dụng trong nhiệt điện 10/30/2015
Vật liệu cửa sổ thông minh mới ngăn chặn có chọn lọc ánh sáng và nhiệt 10/22/2015
Vật liệu tổng hợp mô phỏng thuộc tính xử lý nước biển của san hô 10/22/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121161840 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn