Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Màng nano biến nước mặn thành nước ngọt siêu hiệu quả 3:15 PM,11/16/2015

Các kỹ sư Mỹ phát minh ra một cách lọc nước biển mới, có tác dụng lọc nước mặn cao hơn màng graphene tới 70%, có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nước ngọt trong lâu dài.

"Trái Đất là một hành tinh đầy nước, nhưng lại có rất ít nước uống được", giáo sư Narayana Aluru, chuyên ngành khoa học và kỹ thuật cơ khí, Đại học Illinois, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. "Nếu chúng ta có thể tìm ra một phương pháp lọc nước biển với giá rẻ, có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng nước".
Theo Sciencealert, loại vật liệu mới cho các phân tử nước đi qua các lỗ cực nhỏ, gọi là "nanopores" và chặn lại muối cùng các chất bẩn khác. Đây là một màng mỏng, độ dày cỡ nanomet, chế tạo bằng vật liệu molybdenum disulphide (MoS2), với các lỗ nanopores. Molybdenum (Mo) là một kim loại chuyển tiếp rất cứng và có màu trắng bạc. Màng này có tác dụng lọc nước mặn hiệu quả nhất trong số các màng mỏng nano hiện nay, cao hơn màng graphene 70%.
MoS2 có thể đáp ứng được yêu cầu trên, cả về tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành hệ thống khử mặn. Quá trình khử mặn thông thường dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược khi cho dòng nước biển đi qua một màng nhựa mỏng. Tuy nhiên cách làm này có một số nhược điểm.
Kích thước micro của các màng vẫn là quá lớn nếu so với nano (gấp 1.000 lần), nghĩa là cần đẩy dòng nước biển với một áp suất lớn hơn, cần nhiều năng lượng hơn để hoạt động. Chúng cũng dễ bị tắc nghẽn, làm tăng chi phí bảo trì.
Với màng nano MoS2, nước biển có thể đi qua dễ dàng hơn, làm giảm hoặc mất hẳn các nhược điểm trên. Ngoài ra, theo cấu tạo phân tử MoS2, nguyên tử Mo nằm ở trung tâm sẽ hút nước, trong khi lưu huỳnh (S) thì đẩy theo cùng hướng, làm cho tốc độ nước đi qua nanopore tăng.
"Nó kết hợp cả tính chất hóa học của MoS2 và dạng hình học của nanopore. Nhờ đó, chúng ta không cần phải chức năng hóa các lỗ nanopore, quá trình cực kỳ phức tạp với màng graphene", Mohammad Heiranian, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu sẽ bắt tay với các hãng sản xuất để đưa công nghệ này vào cuộc sống. Họ tự tin có thể sản xuất hàng loạt ở quy mô công nghiệp. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications hôm 14/10.
Nguồn: vnexpress.net

Send Print  Back
The news brought
Tăng cường quản lý chất thải rắn ở đô thị 11/12/2015
Lời giải cho bài toán bùn đỏ 11/12/2015
Cảm biến mới phát hiện ô nhiễm nước 11/10/2015
Dùng thủy sinh thực vật trong xử lý nước thải chế biến thủy sản 11/9/2015
Tủ tiệt trùng rác dùng trong phòng thí nghiệm 11/9/2015
Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản 11/9/2015
Tìm kiếm phương pháp xử lý hiệu quả rác thải bệnh viện 11/9/2015
Nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về vi sinh vật trên san hô 11/9/2015
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo bằng cây rau nghễ 11/9/2015
Nghiên cứu đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong trầm tích đáy vùng cửa sông Mekong 11/9/2015
Hiện trạng khai thác và xâm nhập mặn các tầng chứa nước tỉnh Sóc Trăng 11/9/2015
Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Sêrêpôk bằng công cụ SDSM 11/9/2015
Thử nghiệm đồng hóa số liệu độ cao sóng biển quan trắc bằng radar biển trong mô hình SWAN 11/9/2015
Nghiên cứu tính chất đồng phối trộn bùn thải sinh học với phế phẩm nông nghiệp tăng hiệu quả thu khí sinh học 11/9/2015
Nghiên cứu tương tác sóng và nước dâng do bão bằng mô hình số trị 11/9/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120760266 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn