Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Trái đất đang khiến Mặt trăng teo nhỏ dần 2:19 PM,11/10/2015

Sự lên - xuống hàng ngày của thủy triều trên Trái đất đã được biết đến như hậu quả của lực hấp dẫn từ Mặt trăng khi di chuyển quanh hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, lực hấp dẫn của Trái đất, vốn giữ Mặt trăng ở đúng quỹ đạo, dường như còn có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đối với vệ tinh đá này: xé toạc bề mặt và khiến Mặt trăng teo nhỏ đi.

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã nhận diện hơn 3.200 vết nứt, với mỗi vết đứt dài nhiều km và sâu hàng chục mét.

Các vết nứt được cho là kết quả của sự teo nhỏ kích thước Mặt trăng khi lõi của nó nguội mát đi. Việc phân tích hé lộ, chúng đang hình thành do các lực hấp dẫn thủy triều từ Trái đất.

TS Thomas Watters - nhà khoa học cấp cao thuộc Viện Bảo tàng hàng không và vũ trụ quốc gia Smithsonia (Mỹ), cho biết: “Có một dạng đồng nhất về phương hướng của hàng ngàn vết nứt. Nó ám chỉ thứ gì đó đang tác động đến sự hình thành chúng, thứ gì đó cũng đang tác động ở quy mô toàn cầu - nhào nặn và tái sắp xếp chúng”.

Các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát thấy các vết nứt, hay còn được biết đến với tên gọi “đường dốc phân thùy” năm 2010, khi tàu thám hiểm LRO của NASA phát hiện chúng nằm rải rác trên bề mặt Mặt trăng. Họ ban đầu nhận định, quá trình nguội mát và teo rút tiếp sau đó của lõi phía ngoài dạng lỏng đang khiến lớp vỏ rắn cứng phía trên bị oằn và nứt tách. Điều này có thể dẫn đến các vết nứt đứt đoạn đảo ngược, không có dạng nhất định về phương hướng.

Dẫu vậy, sau khi phân tích các ảnh chụp gần 3/4 bề mặt Mặt trăng với độ phân giải cao, nhóm nghiên cứu khám phá ra rằng, hơn 3.000 vết nứt dường như có phương hướng nhất định, ám chỉ chúng hình thành dưới tác động của các lực khác.

Theo họ, các thay đổi về lực hấp dẫn trên Mặt trăng khi đang dịch chuyển theo quỹ đạo hình elip quanh Trái đất đủ để gây ra sức ép đặc biệt trên bề mặt. TS Watters giải thích, khi các lực thủy triều lên Mặt trăng cộng hưởng với sự teo rút toàn cầu của phần lõi mát đi bên trong, sức ép tổng cộng của chúng sẽ khiến các vết nứt hình thành theo các dạng mẫu nhất định.
Các đường dốc nứt gãy vẫn còn mới và dường như vẫn đang tích cực hình thành. Chúng được cho là quá trình kiến tạo đất phổ biến nhất trên Mặt trăng.

Nguồn: theo Vietnamnet, ngày 21/9/2015.

Send Print  Back
The news brought
Đèn điều khiển sinh trưởng cây giúp giảm 50% điện 11/9/2015
Nghiên cứu tản nhiệt cho linh kiện điện tử công suất lớn 11/9/2015
Xăng nhiên liệu hiệu suất cao giúp giảm ô nhiễm môi trường 11/9/2015
Mạch sạc pin sử dụng năng lượng mặt trời cho điện thoại di động 11/9/2015
Thiết kế thành công hệ thống thủy nhiệt để chế tạo cấu trúc ống nano 11/9/2015
Máy gia tốc LHC sẽ hoạt động ở năng lượng lớn nhất trước giờ 11/6/2015
Hệ thống lưu trữ năng lượng mặt trời cung cấp cho vùng thiếu điện của Panasonic 11/6/2015
Yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng 11/6/2015
Viglacera đầu tư sản xuất kính tiết kiệm năng lượng 11/6/2015
Thu thập nước trong không khí để trồng cây ở sa mạc 11/5/2015
Lá nhân tạo sản xuất xăng 11/5/2015
7 công nghệ tiết kiệm nhiên liệu trên ô tô 11/5/2015
Đồng Tháp: Thuyền du lịch chạy bằng năng lượng mặt trời 11/5/2015
Bảo đảm an ninh nguồn nước 11/4/2015
Công ty Than Hồng Thái: Lợi ích từ hiện đại hóa công nghệ 11/4/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120385794 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn