Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Dùng thủy sinh thực vật trong xử lý nước thải chế biến thủy sản 3:20 PM,11/9/2015

Nhóm tác giả Lý Thị Thanh Loan (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II); Nguyễn Thị Huyền (Trường ĐH khoa học tự nhiên TP.HCM) đã nêu ra một phương pháp xử lý nước thải thủy sản khá hiệu quả, ít tốn kém, đó là ứng dụng thủy sinh thực vật.

Theo các tác giả, khác với vi khuẩn trong việc làm sạch nước thải, các loài thực vật thủy sinh như tảo, rong đuôi chó, rong xương cá, lau sậy, các loại bèo... có rễ thân tạo điều kiện cho vi sinh vật bám vào mà không bị chìm xuống đáy, cùng tán lá che chắn các tia tử ngoại của ánh nắng để vi khuẩn khỏi chết. Chúng cung cấp oxy cho vi khuẩn hiếu khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động tốt hơn. Vai trò chính của tảo và thực vật là khử nguồn nitrogen amon hoặc nitrat cùng nguồn phosphat có trong nước.

Do đặc điểm nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản chứa nhiều protein và lipid, vì thế công nghệ xử lý thích hợp là bùn hoạt tính và ao thông khí (còn gọi là ao hồ hiếu khí). Ao hồ hiếu khí là loại ao nông 0,3 - 0,5 m, có quá trình oxy hóa chất bẩn hữu cơ chủ yếu nhờ vi sinh vật hiếu khí.

Một số loại thủy sinh thực vật có thể kể đến như:

- Thủy thực vật sống chìm: tiêu biểu như Blyxa aubertii, Myriophyllum spicatum... loại này phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển được ở các nguồn nước có đủ ánh sáng. Nhược điểm của chúng là sẽ gây nên các tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nước. Do đó, các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch các chất thải.

- Thủy thực vật sống trôi nổi: tiêu biểu như Salvinia spp, Wolfia arrhiga... rễ của chúng không bám vào đất mà lơ lửng trên mặt nước, thân và lá phát triển trên mặt nước. Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất thải.

- Thủy thực vật sống nổi: Scirpus spp, Typha spp... loại này có rễ bám vào đất nhưng thân và lá phát triển trên mặt nước. Loại này thường sống ở nơi có chế độ thủy triều ổn định.

    Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Tủ tiệt trùng rác dùng trong phòng thí nghiệm 11/9/2015
Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản 11/9/2015
Tìm kiếm phương pháp xử lý hiệu quả rác thải bệnh viện 11/9/2015
Nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về vi sinh vật trên san hô 11/9/2015
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo bằng cây rau nghễ 11/9/2015
Nghiên cứu đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong trầm tích đáy vùng cửa sông Mekong 11/9/2015
Hiện trạng khai thác và xâm nhập mặn các tầng chứa nước tỉnh Sóc Trăng 11/9/2015
Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Sêrêpôk bằng công cụ SDSM 11/9/2015
Thử nghiệm đồng hóa số liệu độ cao sóng biển quan trắc bằng radar biển trong mô hình SWAN 11/9/2015
Nghiên cứu tính chất đồng phối trộn bùn thải sinh học với phế phẩm nông nghiệp tăng hiệu quả thu khí sinh học 11/9/2015
Nghiên cứu tương tác sóng và nước dâng do bão bằng mô hình số trị 11/9/2015
Nghiên cứu phân vùng khí hậu Tây Nguyên 11/9/2015
Sử dụng tinh dầu cam, bưởi xử lý rác thải xốp 11/9/2015
Chống nóng lên toàn cầu bằng cách… phun kim cương lên trời 11/6/2015
Xử lý nước thải nhựa bằng sâu 11/6/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120767456 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn