Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ảnh hưởng độ mặn đối với tôm càng xanh 3:17 PM,11/9/2015

Ảnh hưởng độ mặn lên chu kỳ lột xác, sinh sản và tăng trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là đề tài nghiên cứu của các tác giả Huỳnh Kim Hường, Lai Phước Sơn, khoa nông nghiệp thủy sản, Trường đại học Trà Vinh; Lê Quốc Việt, Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Ngọc Hải, khoa thủy sản, Trường đại học Cần Thơ. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần làm cơ sở cho việc phát triển nuôi tôm càng xanh trong môi trường nước lợ.

Tôm càng xanh được nuôi với các hình thức như quảng canh, bán thâm canh... vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tôm càng xanh được nuôi trong các mô hình như nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi bán thâm canh trong ao đất và nuôi trong mương vườn. Hiện nay, ngoài hình thức nuôi tôm trong vùng nước ngọt, một số nơi đã phát triển nuôi ở vùng nước lợ. Đã có một số công trình nghiên cứu về tôm càng xanh nuôi ở môi trường nước lợ về đặc điểm sinh lý, sinh hóa và sinh trưởng của tôm. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về sinh sản của tôm (chu kỳ, sức sinh sản) cũng như các chỉ tiêu về lột xác ở độ mặn khác nhau vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 120 ngày nuôi, số lần lột xác của tôm ở các độ mặn khác nhau dao động từ 8 - 10 lần và chu kỳ của các lần lột xác biến động từ 7,7 - 23,8 ngày/lần. Độ mặn có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tôm mang trứng, chu kỳ sinh sản và sức sinh sản của tôm. Ở độ mặn cao, tỷ lệ tôm mang trứng giảm, chu kỳ tái phát dục dài hơn và sức sinh sản cũng giảm dần. Đặc biệt, ở độ mặn 15%0tôm không tham gia sinh sản trong thời gian 120 ngày nuôi. Ở độ mặn 5%0và 10%0, tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn và khác biệt có ý nghĩa so với độ mặn 0%0và 15%0. Tỷ lệ sống của tôm ở độ mặn 5%0,10%0và15%0tốt hơn so với nghiệm thức 0%0. Các kết quả trên cho thấy việc phát triển nuôi tôm càng xanh ở vùng nước lợ 5 - 15%0 là rất triển vọng, nhất là vùng ĐBSCL - nơi có tiềm năng diện tích nước lợ lớn.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu phát triển loài cá cảnh đẹp 11/9/2015
Đánh giá độc tính của chì thông qua cá ngựa vằn 11/9/2015
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá ngừ mắt to tại Việt Nam 11/9/2015
Mô hình chà kết hợp rạn nhân tạo phục hồi nguồn lợi thủy sản ven bờ ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 11/9/2015
Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh trong vùng nước lợ tỉnh Trà Vinh 11/9/2015
Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ 11/9/2015
Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp khai thác đến chất lượng cá ngừ đại dương ở Việt Nam 11/9/2015
Sản xuất thành công giống cá Bá chủ 11/5/2015
Sinh sản nhân tạo thành công cá rô biển 11/5/2015
Số lượng sinh vật biển giảm một nửa 11/4/2015
Thử nghiệm công nghệ mới giúp ngư dân tiết kiệm nhiên liệu 7/23/2015
Đầu tư khoa học cho thủy sản: Vừa thiếu, vừa yếu 6/8/2015
Ứng dụng DEA nuôi thủy sản 5/7/2015
Mô hình nuôi ghép tôm sú với cá rô phi cứu nghề tôm 4/24/2015
Đánh giá sinh trưởng của một số đàn tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) 2/25/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121040266 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn