Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản 3:14 PM,11/9/2015

 “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất và quy trình sử dụng chế phẩm xử lý môi trường, nuôi trồng thủy sản Neo-polymic phù hợp tại Quảng Trị” là đề tài hợp tác với các ngành và địa phương do Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam quản lý, PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Cúc, Viện hóa sinh biển làm chủ nhiệm.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng các chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học được phân lập từ các hồ nuôi tôm của Quảng Trị và các hồ nuôi tôm tại một số địa phương khác của miền Trung, để tạo ra công thức chế phẩm vi sinh có khả năng cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi, từ đó làm tăng khả năng sống sót của tôm và tăng sản lượng. Cụ thể là đã tuyển chọn và định danh đến loài bằng kỹ thuật giải trình tự gen 16S rRNA cho các chủng vi khuẩn có hoạt tính sinh học có tiềm năng ứng dụng trong thực tiễn. Các chủng có hoạt tính cao nhất được chọn cho lên men tạo chế phẩm. Nhóm nghiên cứu đã xác định các điều kiện lên men chìm và lên men rắn, cũng như cơ chất thích hợp cho từng loại lên men của các chủng sử dụng cho sản xuất chế phẩm Neo-Polymic. Sau một thời gian nghiên cứu, chế phẩm Neo-Polymic được sản xuất thành công và được xác định là an toàn, không nhiễm E. coli hoặc Salmonella sp. Thời gian bảo quản chế phẩm trong túi kẽm ở điều kiện nhiệt độ thường là 8 tháng.

Sau khi nghiên cứu sản xuất thành công, chế phẩm Neo-Polymic được sử dụng thử nghiệm tại 3 mô hình thí điểm cho tôm thẻ chân trắng tại 3 địa phương khác nhau của Quảng Trị là Gio Linh, Triệu Phong và Vĩnh Linh, với diện tích hồ nuôi từ 3.500 đến 5000 m2. Kết quả phân tích nước hồ nuôi cho thấy các chỉ tiêu như pH, độ trong, độ kiềm, DO của các hồ có sử dụng chế phẩm Neo-Polymic dao động xung quanh mức độ tối ưu cho nuôi tôm thẻ chân trắng, trong khi các chỉ tiêu này trong các hồ đối chứng không sử dụng chế phẩm thấp hơn. Ngoài ra, khi sử dụng Neo-polymic, các hồ nuôi đều có tỷ lệ tôm sống khi thu hoạch lớn hơn, tôm phát triển tốt hơn và sản lượng tôm đều tăng cao hơn so với các hồ đối chứng.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Tìm kiếm phương pháp xử lý hiệu quả rác thải bệnh viện 11/9/2015
Nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về vi sinh vật trên san hô 11/9/2015
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo bằng cây rau nghễ 11/9/2015
Nghiên cứu đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong trầm tích đáy vùng cửa sông Mekong 11/9/2015
Hiện trạng khai thác và xâm nhập mặn các tầng chứa nước tỉnh Sóc Trăng 11/9/2015
Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Sêrêpôk bằng công cụ SDSM 11/9/2015
Thử nghiệm đồng hóa số liệu độ cao sóng biển quan trắc bằng radar biển trong mô hình SWAN 11/9/2015
Nghiên cứu tính chất đồng phối trộn bùn thải sinh học với phế phẩm nông nghiệp tăng hiệu quả thu khí sinh học 11/9/2015
Nghiên cứu tương tác sóng và nước dâng do bão bằng mô hình số trị 11/9/2015
Nghiên cứu phân vùng khí hậu Tây Nguyên 11/9/2015
Sử dụng tinh dầu cam, bưởi xử lý rác thải xốp 11/9/2015
Chống nóng lên toàn cầu bằng cách… phun kim cương lên trời 11/6/2015
Xử lý nước thải nhựa bằng sâu 11/6/2015
Giải pháp công nghệ trồng cây ngập mặn tại vùng bãi xói lở ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long 11/6/2015
Hỗ trợ khai thác bền vững nước dưới đất khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ 11/5/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120767816 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn