Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tìm kiếm phương pháp xử lý hiệu quả rác thải bệnh viện 3:09 PM,11/9/2015

Chất thải y tế (CTYT) là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. CTYT có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng hay khí. CTYT nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật; bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn khác; dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người.

Thận trọng với các bãi chôn lấp

Theo thống kê của Sở tài nguyên và môi trường TP.HCM, hiện nay, tổng số bệnh viện trên địa bàn thành phố gồm 467 cơ sở y tế khám chữa bệnh khối công lập và hơn 13.140 cơ sở ngoài công lập. Khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế (năm 2013) vào khoảng 17 tấn/ngày.

Do đặc tính nguy hại nên chất thải rắn y tế được Bộ y tế sớm quan tâm và triển khai công tác phân loại tại nguồn từ năm 1995 và đã ban hành Quy chế quản lý CTYT. So với các tỉnh thành khác, TP.HCM là địa phương triển khai công tác phân loại tại nguồn rất tốt, với hầu hết các bệnh viện trên địa bàn thành phố đều có tổ chức phân loại thành 5 nhóm chất thải gồm: chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ, chất thải là các bình chứa áp suất và chất thải sinh hoạt thông thường. Hiện nay, tại TP.HCM, rác thải không nguy hại thường được mang đi xử lý chung với rác thải sinh hoạt đô thị, còn đối với rác thải nguy hại thì thường được xử lý bằng các phương pháp chôn lấp hoặc thiêu đốt.

Theo ThS. Chu Vân Hải - giám đốc Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM thuộc Sở khoa học và công nghệ TP.HCM - phương pháp chôn lấp dễ làm, ít tốn kém nhưng lại chiếm nhiều diện tích xây dựng. Một bãi chôn lấp chất thải rắn bình thường cũng chiếm từ 10 - 15 ha. Thực chất, phương pháp này không giải quyết được triệt để rác thải. Chất thải sau khi chôn lấp vẫn có thể phân tán đi những nơi khác do các loài chuột, côn trùng hoặc có thể thấm xuống đất theo nước mưa và gây ô nhiễm nguồn nước của những vùng xung quanh. Ngoài ra, chất thải sau khi chôn lấp còn có thể bị những người bới rác lấy lên để tận dụng những vật có thể tái sử dụng và khả năng ô nhiễm trở lại môi trường vẫn xảy ra.

Theo đó, phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như acid hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí: CO2, CH4…

Do đặc tính nguy hại của chất thải bệnh viện, phương pháp chôn lấp chỉ áp dụng cho chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện và tro của chất thải bệnh viện sau quá trình xử lý bằng phương pháp đốt. Những bãi chôn lấp cải tiến và hợp vệ sinh ngoài việc đảm bảo chống thấm của nước rỉ rác còn phải có các công trình như cân, phân loại, xử lý rác độc hại, che đậy khoan trung gian, hệ thống thoát nước mưa riêng và phủ đất các ô đạt độ cao. Để giảm mùi hôi còn phải có hàng rào cách ly và sử dụng các chế phẩm vi sinh.

   Phương pháp đốt, sử dụng các lò đốt chuyên dụng với công nghệ tiên tiến, dựa trên nguyên lý đốt phân giải nhiệt độ cao, đảm bảo đốt cháy hoàn toàn các hợp chất hữu cơ của chất thải, sau khi đốt thì  lượng khói bụi và lượng tro còn lại cũng rất ít. Khí sinh ra sẽ được xử lý tiếp để giảm độ độc hại trước khi thải ra môi trường. Phần tro xỉ sau khi đốt được đem chôn lấp.

Cũng theo ThS. Vân Hải, việc xử lý rác bằng phương pháp đốt là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả xử lý chất thải cao. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác xử lý rác bằng phương pháp nhiệt này, cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trước và sau khi đốt như: phân loại chất thải từ nguồn để tách các chất hữu cơ có thể làm phân rác, các chất thải không thể cháy được; các phế liệu không thể tái chế hoặc làm phân rác và tro xỉ còn lại sau khi đốt sẽ được chôn lấp tại các hố chôn lấp hợp vệ sinh; thực hiện nghiêm túc, đánh giá tác động môi trường trước khi đầu tư xây dựng lò đốt rác; thiết lập mạng lưới quan trắc môi trường xung quanh khu vực xây dựng lò đốt rác; đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên vận hành lò đốt, sử dụng kỹ thuật đốt bằng lò thùng quay; tuyên truyền, vận động nhân dân và các tổ chức hoạt động trong ngành thu gom và vận chuyển chất thải rắn cũng như hướng dẫn việc phân loại tại nguồn.

Hiện nay, hoạt động xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn TP.HCM được thực hiện với công nghệ đốt tiêu hủy tại lò đốt 7 tấn/ngày hoạt động tại phường Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) và lò đốt 21 tấn/ngày tại công trường Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố thực hiện. Tro xỉ được chôn lấp an toàn tại hầm chôn tro. Hệ thống xử lý khí thải đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về vi sinh vật trên san hô 11/9/2015
Xử lý nước thải sinh hoạt bằng hệ thống đất ngập nước kiến tạo bằng cây rau nghễ 11/9/2015
Nghiên cứu đánh giá hàm lượng một số kim loại nặng trong trầm tích đáy vùng cửa sông Mekong 11/9/2015
Hiện trạng khai thác và xâm nhập mặn các tầng chứa nước tỉnh Sóc Trăng 11/9/2015
Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Sêrêpôk bằng công cụ SDSM 11/9/2015
Thử nghiệm đồng hóa số liệu độ cao sóng biển quan trắc bằng radar biển trong mô hình SWAN 11/9/2015
Nghiên cứu tính chất đồng phối trộn bùn thải sinh học với phế phẩm nông nghiệp tăng hiệu quả thu khí sinh học 11/9/2015
Nghiên cứu tương tác sóng và nước dâng do bão bằng mô hình số trị 11/9/2015
Nghiên cứu phân vùng khí hậu Tây Nguyên 11/9/2015
Sử dụng tinh dầu cam, bưởi xử lý rác thải xốp 11/9/2015
Chống nóng lên toàn cầu bằng cách… phun kim cương lên trời 11/6/2015
Xử lý nước thải nhựa bằng sâu 11/6/2015
Giải pháp công nghệ trồng cây ngập mặn tại vùng bãi xói lở ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long 11/6/2015
Hỗ trợ khai thác bền vững nước dưới đất khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ 11/5/2015
Hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến 11/5/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120749147 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn