Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tổng hợp biodiesel từ dầu không ăn được 3:06 PM,11/9/2015

Tối ưu hóa quy trình tổng hợp biodiesel từ dầu Jatropha curcas L. bằng phương pháp bề mặt đáp ứng là đề tài nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Quốc Châu Thanh, Trần Quang Thanh, Đặng Gia Huy và Phạm Cảnh Em, Trường đại học Cần Thơ.

Phản ứng giữa dầu thực vật hoặc mỡ động vật và một alcohol với sự có mặt của base mạnh tạo ra những hợp chất hóa học mới, gọi là biodiesel. Biodiesel có hàm lượng oxy cao nên khi sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel sẽ giảm được CO2, CO, hydrocarbon, SO2, các hạt rắn lơ lửng trong khí quyển (PM - particulate matter), khói, tiếng ồn... Cây dầu mè có tên khoa học là Jatropha curcas L., dạng thân bụi, sống lưu niên, có thể cao tới 5 m, nhưng trong sản xuất thường để chiều cao không quá 2 m cho tiện việc thu hái. Cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nơi có độ cao 0 - 500 m so với mặt biển, trên các vùng đất xấu, khô hạn với lượng mưa từ 300 mm/năm trở lên. Trái có ba ngăn, trong chứa hạt hình bầu dục, màu đen, khi phơi khô có thể lấy hạt ra dễ dàng. Việt Nam đáp ứng được nhiều điều kiện để có thể phát triển cây dầu mè. Trong điều kiện đất đai, khí hậu nhiệt đới, cây dầu mè có thể sinh trưởng nhanh và bắt đầu cho ra trái sau khi trồng từ 6 - 12 tháng. Hàm lượng dầu của hạt dầu mè khoảng 35 - 40%, năng suất cho dầu của cây rất cao.

Nghiên cứu này hướng đến tổng hợp biodiesel từ loại dầu không ăn được, một quá trình hai giai đoạn gồm ester hóa xúc tác acid và tiếp theo là transester hóa, với methanol xúc tác KOH, đã được sử dụng để tổng hợp biodiesel từ dầu Jatropha. Điều kiện tối ưu của phản ứng đạt được bằng cách sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) kết hợp với mô hình tâm phức hợp (CCD). Kết quả cho thấy quá trình transester hóa đạt được hiệu suất tối ưu là 83,71% tương ứng với các điều kiện đã được xác định.

Nguồn: Khoa học phổ thông

Send Print  Back
The news brought
Bảo quản trái bơ tươi đến 18 ngày 11/9/2015
Chiết xuất chất "siêu ngọt", không năng lượng từ cây cỏ ngọt 11/9/2015
Định lượng đồng thời một số acid béo trong dầu hạt mơ 11/9/2015
Nghiên cứu quy trình sản xuất đồ uống chống oxy hóa chứa Phloratanin tảo biển 11/9/2015
Tìm ra cách khiến kem không tan chảy 11/3/2015
Tăng thêm hương vị của cà chua bằng cách nhúng vào nước nóng 11/3/2015
Cách nấu cơn an toàn nếu gạo bị nhiễm thạch tín 10/21/2015
Phát triển thành công loại rong biển có mùi vị như thịt xông khói 10/21/2015
Sấy vi sóng giúp bảo quản nông sản sau thu hoạch 8/4/2015
Cảnh báo an toàn thực phẩm cho người dùng nhờ nắp chai thông minh 8/4/2015
Máy pha cà phê tự động “Made in Việt Nam” đầu tiên 7/24/2015
Chuyển giao công nghệ chế biến quả sơn tra 7/23/2015
Hà Tĩnh: Ứng dụng chuyển giao KH&CN sản xuất một số giống rau, củ quả chất lượng cao 6/29/2015
Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy song song 4 bậc tự do cấu hình Delta ứng dụng trong dây chuyền sản xuất thực phẩm 4/9/2015
Sản xuất chế phẩm protein thủy phân và màng ruột sấy khô từ phế liệu của quá trình chế biến vỏ bọc xúc xích 4/3/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120740920 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn