Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố cá ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ 11:02 AM,11/9/2015

Đề tài do TS. Tống Xuân Tám (Đại học Sư phạm TP.HCM) và cộng sự thực hiện nghiên cứu về đa dạng thành phần loài, môi trường sống, sự phân bố cá ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, TP.HCM, qua đó góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu cá cho Nam Bộ, làm cơ sở khoa học để bảo tồn, phát triển bền vững nguồn lợi cá nơi đây.

Theo đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ có 282 loài, thuộc 180 giống, 83 họ và 24 bộ. Trong đó có 32 loài cá kinh tế, 18 loài cá nuôi làm cảnh, 9 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Nghiên cứu này bổ sung cho các công trình nghiên cứu trước đây về 67 loài, 44 giống, 21 họ và 4 bộ. Có 62,57% tổng số loài cá ở Cần Giờ có độ thường gặp ít, rất ít và không gặp; chỉ có trên 37,42% số loài có độ thường gặp rất nhiều và nhiều; 3 loài (1,06%) đang bị giảm sút mạnh, cần được bảo vệ. Số loài thu được vào mùa mưa chiếm 92,7%, mùa khô là 93,29% cho thấy đa số các loài cá ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ đều phân bố quanh năm ở cả hai mùa.

Khu vực nghiên cứu có 2,44% tổng số loài sống ở môi trường nước ngọt, 5,49% nước ngọt lợ, 1,22% nước lợ, 21,95% nước lợ mặn, 24,39% nước mặn và 44,51% nước ngọt lợ mặn. Ngoài ra, khu vực này còn có 43 loài cá di cư, chiếm 15,25% tổng số loài cá mà sự thay đổi về yếu tố thủy triều thường xuyên đã tác động đến sự di cư của các loài cá.

Tác giả kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu các loài cá ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ, đồng thời tăng cường nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, quy trình nhân nuôi của những loài cá có giá trị cao nhằm sử dụng hợp lý, bảo tồn, phát triển bền vững và giảm áp lực khai thác cá tự nhiên ở khu vực này. Cần cấm đánh bắt tuyệt đối 9 loài cá có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) để tránh những loài này bị tuyệt chủng trong tự nhiên của khu vực này.

Nguồn: TC Khoa học ĐHSP TP.HCM, số 2-2015

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp khai thác đến chất lượng cá ngừ đại dương ở Việt Nam 11/9/2015
Sản xuất thành công giống cá Bá chủ 11/5/2015
Sinh sản nhân tạo thành công cá rô biển 11/5/2015
Số lượng sinh vật biển giảm một nửa 11/4/2015
Thử nghiệm công nghệ mới giúp ngư dân tiết kiệm nhiên liệu 7/23/2015
Đầu tư khoa học cho thủy sản: Vừa thiếu, vừa yếu 6/8/2015
Ứng dụng DEA nuôi thủy sản 5/7/2015
Mô hình nuôi ghép tôm sú với cá rô phi cứu nghề tôm 4/24/2015
Đánh giá sinh trưởng của một số đàn tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) 2/25/2015
Đánh giá hiện trạng môi trường nước tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu phục vụ nuôi tôm 2/6/2015
Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của hàu tam bội Thái Bình Dương giai đoạn giống 2/6/2015
Bạc Liêu: nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu (Meretrix lyrata) giống ở tỉnh Bạc Liêu” 1/14/2015
Khánh Hòa: nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng Sipunculus nudus Linaeus, 1767 tại Khánh Hòa” 12/25/2014
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè thu hàng tỷ đồng 12/24/2014
Ảnh hưởng của các biện pháp kích thích sinh sản lên các chỉ tiêu sinh sản của hầu Thái Bình Dương 12/24/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120405409 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn