Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Sử dụng tinh dầu cam, bưởi xử lý rác thải xốp 10:46 AM,11/9/2015

Từ xa xưa, người ta đã biết đến công dụng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của tinh dầu bưởi, cam, nhưng ít ai biết rằng các tinh dầu này còn có khả năng xử lý xốp - một loại chất thải khó phân hủy trong điều kiện bình thường. Nhóm tác giả Trần Thị Phả, Vũ Văn Biển, Nguyễn Thị Hảo, Hứa Văn Đáo, Vương Văn Ánh (Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định khả năng xử lý xốp bằng tinh dầu cam, bưởi.

Nghiên cứu gồm 2 nội dung chính: theo dõi, đánh giá quá trình xử lý xốp của tinh dầu bưởi, cam và acetone; và so sánh khả năng xử lý xốp của tinh dầu với acetone. Tinh dầu được chiết xuất từ vỏ bưởi, cam bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước không có nồi hơi riêng. Sau đó, thực hiện thí nghiệm xử lý xốp bằng tinh dầu cam, bưởi để so sánh với khả năng xử lý của acetone.

Trung bình khi chưng cất 10kg nguyên liệu vỏ cam, bưởi thì thể tích tinh dầu thu được lần lượt là 249,7ml và 220ml. Thể tích tinh dầu tối ưu là 10ml để xử lý 5g xốp. Thời gian trung bình khi xử lý bằng tinh dầu cam là 4,18 phút và tinh dầu bưởi là 4,79 phút (tức khả năng xử lý của tinh dầu cam tốt hơn tinh dầu bưởi).

Nếu so sánh với thời gian trung bình khi xử lý bằng acetone là 2,27 phút, có thể thấy hiệu quả xử lý xốp của acetone cao hơn tinh dầu. Tuy nhiên, đây lại là hóa chất độc hại và chi phí cao. Trong khi đó, tinh dầu là hợp chất tự nhiên không gây hại, chưa kể lượng tinh dầu sau khi xử lý xốp có thể thu hồi lên đến 95-96% và tái sử dụng được.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng tinh dầu để xử lý xốp phế thải thay thế cho acetone là hướng đi mới đầy triển vọng trong lĩnh vực môi trường với hiệu quả xử lý tốt, tiết kiệm, có thể tái thu hồi, đặc biệt là không ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người.

Nguồn: TC KH&CN ĐH Thái Nguyên - Chuyên san KHTN-KT, số 14/2014

Send Print  Back
The news brought
Chống nóng lên toàn cầu bằng cách… phun kim cương lên trời 11/6/2015
Xử lý nước thải nhựa bằng sâu 11/6/2015
Giải pháp công nghệ trồng cây ngập mặn tại vùng bãi xói lở ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long 11/6/2015
Hỗ trợ khai thác bền vững nước dưới đất khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ 11/5/2015
Hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến 11/5/2015
Sản xuất năng lượng mặt trời từ... nước 11/3/2015
Sử dụng bã nho để sản xuất nhiên liệu sinh học 11/3/2015
Giới thiệu công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm 10/22/2015
Bình nước tự lấy nước từ không khí và có thể uống được 10/22/2015
Hé lộ nguyên nhân thật sự về sự tuyệt chủng của voi ma mút 10/21/2015
Phát hiện mới về bầu khí quyển của sao Diêm Vương 10/21/2015
Chế tạo hầm ủ biogas từ sợi xơ dừa 10/20/2015
Hội nghị giới thiệu công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thủy sản và sản xuất giấy 10/20/2015
Nước ngoài ồ ạt mua máy xử lí rác do kỹ sư VN sản xuất 9/30/2015
Giải pháp hiệu quả chống cháy nội sinh 9/30/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121173613 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn