Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Chống nóng lên toàn cầu bằng cách… phun kim cương lên trời 1:28 PM,11/6/2015

Các nhà khoa học từ Đại học Havard (Mỹ) vừa đề xuất phun bụi kim cương vào khí quyển để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nghiên cứu này được giới thiệu trên tạp chí khoa học Atlmospheric Chemistry and Physics.

Để chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu, các nhà khoa học đang thảo luận về những phương pháp mới, như phun sulfat với nước lên trời để chống và làm khuếch tán tia sáng mặt trời.

Tuy nhiên, các nhà khoa học từ Đại học Havard đã đề xuất phương pháp an toàn hơn cho môi trường, thay thế sulfat bằng bụi từ những phân tử nano kim cương hoặc nhôm oxide.

Theo các nhà khoa học, sau khi đưa sulfat vào bầu khí quyển, nó tạo thành axit sulfuric, gây ảnh hưởng tới tầng ozone. Ngoài ra, sulfat hấp thụ ánh sáng ở tần số nhất định, do đó phần dưới của tầng bình lưu sẽ trở nên ấm hơn, gây ảnh hưởng đến khí hậu. Thêm nữa, sulfat tán xạ ánh sáng, thúc đẩy cây trồng tăng trưởng, nhưng lại làm giảm hiệu quả làm việc của các pin mặt trời.

Trong khi đó, oxide nhôm và kim cương khi phun ít gây ảnh hưởng tới tầng ozone hơn, ít làm nóng tầng bình lưu và không gia tăng sự khuếch tán ánh sáng đến bề mặt Trái đất. Sử dụng bụi kim cương theo tính toán của các chuyên gia sẽ hiệu quả hơn oxide nhôm tới 50%.

Dù bụi kim cương có giá rẻ hơn rất nhiều so với kim cương nguyên khối (khoảng 100 USD/kg), song để cân bằng, thậm chí là chỉ để đạt được một vài phần trăm giảm thiểu hiệu ứng khí nhà kính phải cần tới hàng trăm nghìn tấn bụi kim cương mỗi năm, tương đương với vài tỷ USD. Dẫu sao, các tác giả của dự án tin tưởng rằng, trong tương lai (tới năm 2065), việc phun 450.000 tấn sẽ chỉ tiêu tốn của 10 tỷ dân trên hành tinh mỗi người 5 USD.

Nghiên cứu này cũng vấp phải sự không đồng tình từ giới khoa học, bên cạnh việc giá cả kim cương đắt đỏ, chuyên gia Debra Weisenstein của Đại học Havard cũng quả quyết rằng, việc kiểm soát bức xạ mặt trời là điều không tưởng.

Nguồn: Tạp chí Khoa học và công nghệ

Send Print  Back
The news brought
Xử lý nước thải nhựa bằng sâu 11/6/2015
Giải pháp công nghệ trồng cây ngập mặn tại vùng bãi xói lở ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long 11/6/2015
Hỗ trợ khai thác bền vững nước dưới đất khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ 11/5/2015
Hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ lọc sinh học cải tiến 11/5/2015
Sản xuất năng lượng mặt trời từ... nước 11/3/2015
Sử dụng bã nho để sản xuất nhiên liệu sinh học 11/3/2015
Giới thiệu công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải chăn nuôi, chế biến lương thực, thực phẩm 10/22/2015
Bình nước tự lấy nước từ không khí và có thể uống được 10/22/2015
Hé lộ nguyên nhân thật sự về sự tuyệt chủng của voi ma mút 10/21/2015
Phát hiện mới về bầu khí quyển của sao Diêm Vương 10/21/2015
Chế tạo hầm ủ biogas từ sợi xơ dừa 10/20/2015
Hội nghị giới thiệu công nghệ tiên tiến trong xử lý nước thải cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thủy sản và sản xuất giấy 10/20/2015
Nước ngoài ồ ạt mua máy xử lí rác do kỹ sư VN sản xuất 9/30/2015
Giải pháp hiệu quả chống cháy nội sinh 9/30/2015
Nghiên cứu xử lý hiệu quả môi trường nuôi trồng thủy sản 9/29/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121176613 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn