Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

"Cửa sổ thông minh" kiểm soát ánh sáng và nhiệt bên trong tòa nhà 3:52 PM,10/30/2015

Nhóm nghiên cứu đến từ Khoa Kỹ thuật của trường Đại học Texas (Austin, Mỹ) vừa phát triển công nghệ "cửa sổ thông minh", cho phép ánh sáng đi vào trong khi sức nóng vẫn được ngăn chặn, hoặc ngược lại.

Hai năm trước, Delia Milliron và nhóm của bà đã tạo ra một lớp phủ "thông minh" dành cho kính với khả năng cản ánh sáng nhìn thấy và cả ánh sáng cận hồng ngoại (NIR) hoặc cả hai. Bằng cách đưa oxit thiếc indi (indium tin oxide - ITO) vào trong tinh thể nano của kính, vốn đã được hòa quyện bởi niobi oxit, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một vật liệu có khả năng truyền hoặc chặn ánh sáng tùy theo hiệu điện thế áp dụng.

Tiến bộ trước đây của nhóm các nhà khoa học đã đưa đến việc tạo ra loại vật liệu Electrochromic, có thể cho ánh sáng đi qua khi vẫn ngăn chặn được sức nóng (chế độ mát) và ngược lại, cản ánh sáng khi vẫn cho phép nhiệt tràn vào (chế độ ấm). Chất liệu mới cho phép kiểm soát ánh sáng NIR lên đến 90% và 80% đối với ánh sáng nhìn thấy. Theo các chuyên gia, quá trình chuyển đổi giữa các chế độ chỉ mất vài phút thay vì vài giờ như trước đây. Do tính khả thi của công nghệ này, việc nó sẽ được áp dụng cho các sản phẩm thương mại chỉ còn là vấn đề thời gian.

Để đưa chất liệu mới vào thực tiễn, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một cấu trúc xốp đan xen vào nhau. Thiết kế này có thể hỗ trợ cho sự thay đổi điện tử và ion, qua đó cho phép ngăn chặn có chọn lọc ánh sáng ở các điện áp khác nhau. Hiện Milliron cùng các cộng sự của mình đang tích cực làm việc để hướng tới các phương pháp sản xuất với chi phí thấp hơn.

Trước đó, nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các tòa nhà, các nhà khao học đã tìm cách phát triển kiểu cửa sổ có thể điều chỉnh lượng ánh sáng nhiều hoặc ít hơn, từ đó giúp nhiệt truyền vào tăng khi trời lạnh, và giảm khi trời nóng. Tuy nhiên, điểm yếu của những phương pháp này là chúng có khuynh hướng cản trở đường truyền của ánh sáng nhìn thấy được.

Nguồn: theo khoahoc.tv, ngày 4/8/2015.

Send Print  Back
The news brought
Tạo chất siêu lỏng trong từ trường cao kỷ lục 10/30/2015
EU tích cực phát triển vật liệu ứng dụng trong nhiệt điện 10/30/2015
Vật liệu cửa sổ thông minh mới ngăn chặn có chọn lọc ánh sáng và nhiệt 10/22/2015
Vật liệu tổng hợp mô phỏng thuộc tính xử lý nước biển của san hô 10/22/2015
Chế tạo polime nano từ khí nhà kính 10/22/2015
Transistor nhỏ nhất thế giới chỉ lớn bằng phân tử 10/21/2015
Mỹ thử nghiệm phóng tàu khai thác tài nguyên các thiên thạch 10/21/2015
Thiết kế chế tạo mạch CDA điều khiển máy CNC Plasma CP2060 10/21/2015
Trình làng áo tàng hình siêu mỏng đầu tiên 9/29/2015
Đã nghiên cứu thành công bộ da điện tử giúp ngụy trang như tắc kè 9/29/2015
Vật liệu mới giúp tàu chiến Trung Quốc "thống trị" biển cả 9/23/2015
Nhựa sinh học tự chữa lành bằng nước 9/7/2015
Kính chống khả năng nhận dạng khuôn mặt người của máy móc 8/18/2015
Sử dụng amiang trắng: Phải đảm bảo an toàn và có kiểm soát 8/17/2015
Khả năng biến kim loại thành "nam châm" có từ tính 8/11/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121166455 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn