Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Công nghệ khắc quang mới cho phép kiểm soát hình dạng vi cấu trúc chức năng 3:40 PM,4/17/2015

Giáo sư Shin-Hyun Kim và nhóm nghiên cứu thuộc Khoa kỹ thuật hóa học và sinh học phân tử tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn quốc (KAIST) đã phát triển thành công công nghệ khắc quang (photolithographic) cho phép điều chỉnh được toàn bộ hình dạng chức năng các vi mẫu (micropatterns) bằng cách sử dụng khuếch tán ôxy. Công trình nghiên cứu của họ đã được cống bố trên tạp chí Nature Communications.

 Kỹ thuật khắc quang là quá trình quang hóa tiêu chuẩn để biến đổi các vi mẫu trên một chất nền bằng việc phơi sáng các vùng đặc biệt của lớp chất cản quang (photoresist) với ánh sáng cực tím. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp cần các vi mẫu, đặc biệt trong ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn.

 Kỹ thuật khăc quang truyền thống phụ thuộc vào các mặt nạ (photomasks) bảo vệ các vùng nào đó của chất nền tránh tiếp xúc với ánh sáng cực tím. Lớp đế của các vùng được mặt nạ che phủ vẫn ở trạng thái nguyên vẹn, trong khi các vùng nhiễm ánh sáng tử ngoại bị ăn mòn, vì vậy tạo ra được một vi mẫu. Công nghệ này bị giới hạn trong thiết kế dạng đĩa, hai chiều (2D) do các giới hạn ở giữa vùng tiếp xúc và vùng che phủ luôn đặt song song với chiều của ánh sáng.

 Nhóm nghiên cứu của giáo sư Kim đã phát hiện ra rằng: 1) các vùng tiếp xúc với ánh sáng tử ngoại làm giảm nồng độ oxy và do đó dẫn đến khuếch tán oxy; 2) thao tác tốc độ khuếch tán và phương hướng cho phép điều chỉnh sự phát triển, hình dạng và kích thước của các polymer. Dựa trên những phát hiện này, nhóm nghiên cứu đã phát triển thành công một công nghệ quang khắc mới có thể tạo ra được các vi mẫu có cấu trúc 3D với các hình dạng và kích cỡ khác nhau.

 Oxy được xem là một chất ức chế trong quá trình polymer hóa quang học. Chất cản quang dưới ánh sáng tử ngoại tạo ra các gốc khởi tạo phản ứng hóa học. Những gốc này bị loại bỏ khi có mặt oxy và do đó ngăn cản phản ứng diễn ra. Điều này cho thấy để phản ứng hóa học xảy ra, chất cản quang phải được tiếp xúc với ánh sáng tử ngoại trong một thời gian dài để loại bỏ hoàn toàn oxy.

 Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã khai thác sự hiện diện của oxy. Trong khi nồng độ oxy ở khu vực chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng tử ngoại bị giảm xuống, thì ở các vùng không bị ảnh hưởng, nó vẫn không thay đổi. Sự khác biệt về nồng độ này tạo sự khuếch tán oxy đến vùng bên dưới ánh sáng tử ngoại.

 Khi tốc độ của dòng oxy chậm, sự khuếch tán xảy ra song song với chiều của ánh sáng tử ngoại. Khi tốc độ nhanh, quá trình khuếch tán phát triển theo chiều ngang, hướng ra các vùng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng tử ngoại. Giáo sư Kim và nhóm nghiên cứu đã chứng minh hiện tượng này ở cả lý thuyết và thực nghiệm. Hơn nữa, bằng cách “đưa” một nguồn oxy từ bên ngoài, nhóm nghiên cứu có thể thao tác cường độ khuếch tán và phương hướng, do đó kiểm soát được hình dạng và kích thước của polymer. Việc sử dụng các chất ức chế polyme hóa cho phép và hỗ trợ việc tạo ra các phức hợp, vi mẫu 3D.

 Giáo sư Kim cho biết: “Mặc dù in 3D được xem là công nghệ sản xuất tiên tiến, nhưng nó không thể sử dụng để sản xuất hàng hoạt các sản phẩm vi mô. Công nghệ khắc quang mới này sẽ có ảnh hưởng lớn đến cả giới hàn lâm và đặc biệt là trong ngành công nghiệp bởi vì thiết bị in ảnh litô truyền thống hiện nay có thể sử dụng để phát triển các vi mẫu phức tạp hơn. Công nghệ mới nhất của ông sẽ tăng cường quá trình sản xuất polymer ba chiều hiện đang được xem là rất khó để thương mại hóa”.

Nguồn: NASATI, ngày 17/4/2015

Send Print  Back
The news brought
Kính thông minh mới đổi màu và sản xuất điện 4/17/2015
Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu sản xuất điện từ đốt rác thải 4/14/2015
Nâng cao chất lượng điện năng của lưới điện phân phối theo phương pháp tái cấu trúc lưới 4/9/2015
Học sinh sáng chế pin năng lượng mặt trời 4/8/2015
Xe đạp chạy bằng pin Mặt Trời 4/8/2015
Biến vỏ bắp ngô thành nhiên liệu 4/8/2015
Tối ưu hóa năng lượng tiêu thụ cánh tay máy bằng cách thiết kế bổ sung cơ cấu cân bằng đối trọng 4/8/2015
Đánh giá các phương án an toàn của lò phản ứng hạt nhân ATMEA1 4/3/2015
Xe đạp tập thể dục phát điện: Nguồn năng lượng xanh hiệu quả 3/31/2015
Công nghệ vệ sinh cách điện hotline 3/31/2015
Vải có khả năng tạo ra điện từ chuyển động của con người 3/24/2015
Phong điện theo nguyên lý guồng nước 3/24/2015
Xử lý cao su phế thải thành nhiên liệu cấp nhiệt 3/24/2015
Truyền tải điện không dây 3/24/2015
Giải pháp thông minh xử lý dầu tràn 3/19/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120795192 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn