Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tạo hành lang pháp lý bảo đảm an toàn, an ninh mạng internet 4:26 PM,2/11/2015

Trong 15 năm đầu của thế kỷ 21, mạng internet đã có hơn ba tỷ người sử dụng, hình thành một môi trường mới làm thay đổi cuộc sống của con người, đó là không gian mạng (KGM). Ngoài những lợi ích đem lại, KGM đã trở thành nơi cạnh tranh, đấu tranh thậm chí cả chiến tranh nhằm đạt được lợi ích kinh tế, chính trị từ các quốc gia, tổ chức, cá nhân. Trong bối cảnh như vậy, điều cấp thiết cần nhanh chóng ban hành Luật An toàn thông tin, từ đó có các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin một cách chủ động, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong KGM.

 Chiến tranh mạng sử dụng các phương tiện điện tử, mạng máy tính và cả các tác động tâm lý... để tiến công vào toàn bộ hệ thống làm ảnh hưởng, suy giảm và phá hủy khả năng chỉ huy kiểm soát của đối phương, đồng thời bảo vệ khả năng chỉ huy kiểm soát của mình khỏi bị ảnh hưởng bởi những hành động tương tự của đối phương. Trong quá trình nghiên cứu, nhiều chuyên gia cho rằng, với các ưu thế, chiến tranh mạng sẽ "bùng nổ" trong những năm tới. Bởi vì, đối phương chỉ cần sử dụng một lực lượng nhỏ, thậm chí một chuyên gia tin học, với trang bị gọn nhẹ, bí mật thâm nhập vào mạng của đối phương tiến hành phá hoại. Hơn nữa, việc kiểm soát các nguồn đe dọa trong và ngoài nước vô cùng khó khăn, không thể xác định kẻ tiến công là ai, ranh giới giữa các quốc gia bị xóa nhòa. Khi kiểm soát được hệ thống, đối thủ có thể đưa yêu sách, trợ giúp chính trị... Hiện nay, vẫn chưa có một hệ thống nào cảnh báo, phân loại các cuộc tiến công trên mạng hoặc xử lý các sự cố. Nhiều đồng minh và đối tác liên minh của một quốc gia sẽ bị tổn thương khi các cơ sở hạ tầng thông tin của họ bị tấn công.

 Vì vậy, phần lớn các nước trên thế giới đều nhìn nhận được những lợi ích và mối đe dọa từ không gian mạng, qua đó xây dựng chiến lược về an toàn không gian mạng từ nhiều năm trước. Tuy có những mục tiêu và chiến lược khác nhau trong không gian mạng, nhưng phần lớn chiến lược an toàn thông tin của các nước tập trung vào nội dung là: Chính phủ làm thế nào để bảo vệ tổ chức kinh tế, cơ sở hạ tầng quan trọng, cơ cấu chính phủ, doanh nghiệp và người dùng gia đình tránh được những nguy cơ từ mạng. Chiến lược cũng đề xuất rõ mục đích của chính sách an toàn thông tin là duy trì bảo vệ môi trường điện tử an toàn, năng lực khôi phục mạnh và khả tín, từ đó thúc đẩy an ninh quốc gia, quốc phòng và thu được lợi ích lớn nhất trong kinh tế số.

 Đầu năm 2012, Ban Chấp hành T.Ư Đảng đã đưa ra mục tiêu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin đáp ứng yêu cầu cung cấp, trao đổi thông tin của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng. Để thực hiện được mục tiêu trên, tháng 9-2013, Ban Bí thư đã đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể nhằm tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin trên mạng, cụ thể như: Tạo chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ trung ương đến địa phương về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng; gắn kết chặt chẽ giữa "xây" và "chống" trong các giải pháp phòng, chống các vi phạm và tội phạm thông tin mạng, bảo đảm an toàn thông tin; tạo sức đề kháng trước những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Không ngừng nâng cao nhận thức và năng lực bảo đảm an toàn thông tin mạng của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, đoàn thể; Kịp thời ứng phó với những nguy cơ đến từ thông tin mạng quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị nhằm tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới. Trong đó có một số nhiệm vụ cụ thể như: Chủ động triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng; quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật; tăng cường xây dựng hệ thống và năng lực bảo đảm an ninh và an toàn thông tin trên mạng; giám sát, phát hiện sớm tiến công mạng.

 Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay mới đang hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua việc: Xây dựng và trình Quốc hội dự thảo Luật An toàn thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp xây dựng dự thảo các văn bản pháp lý; cơ chế điều phối, phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin; kiện toàn thể chế quản lý, phát triển nguồn nhân lực và làm chủ khoa học công nghệ về an toàn thông tin; tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và hệ thống thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước; chuẩn hóa việc áp dụng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin; nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại và năng lực điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin tại Việt Nam.

 Từ giai đoạn 2011 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành ba nghị định, hai quyết định và các bộ, ngành ban hành theo thẩm quyền năm thông tư, một chỉ thị trong lĩnh vực an toàn thông tin, tập trung vào điều chỉnh các vấn đề nóng như chống thư rác, bảo vệ mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan nhà nước và điều phối ứng cứu sự cố máy tính. Hiện dự thảo Luật An toàn thông tin đang được Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì xây dựng. Tại dự thảo Luật sẽ có các mục về "xung đột thông tin trên mạng", bao gồm nguyên tắc, nội dung và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nhằm ngăn chặn các xung đột thông tin trên mạng. Dự kiến dự thảo Luật sẽ được đưa ra thảo luận tại kỳ họp vào tháng 5-2015 của Quốc hội và xem xét thông qua kỳ họp vào tháng 10-2015 của Quốc hội. Nếu Luật An toàn thông tin được thông qua và có hiệu lực sẽ là "công cụ" mạnh để các cấp có thẩm quyền ban hành các giải pháp cần thiết, bảo đảm an toàn thông tin một cách chủ động, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong KGM.

Nguồn: Báo Nhân dân, 7/2/2015.
Send Print  Back
The news brought
Tổng hợp được vật chất có thể hấp thụ, giữ, và giải phóng oxy 2/11/2015
Đồng Tháp: trao đổi hợp tác nghiên cứu khoa học với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2/11/2015
Bộ trưởng Nguyễn Quân tiếp đoàn công tác của EU 2/11/2015
Ứng dụng mô hình clim trong đánh giá khả năng chịu tải của sông Cái Nha Trang 2/11/2015
Nghiệm thu đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu làm chủ công nghệ dịch vụ điện toán đám mây (tạo lập và cung cấp dịch vụ, cung cấp nội dung số, quản lý truy cập)” 2/9/2015
Học viên ngành Năng lượng nguyên tử được miễn học phí 2/9/2015
Tăng cường hợp tác với Liên bang Nga về an toàn bức xạ và hạt nhân 2/9/2015
Khoa học và công nghệ TP. Hồ Chí Minh từng bước đi vào đời sống 2/9/2015
Chủ trương quy hoạch Khu Công nghệ cao Đồng Nai 2/9/2015
Làng gốm Kim Lan: Chuyển đổi lò nung truyền thống sang lò nung gas 2/9/2015
Khánh thành Nhà máy điện mặt trời thí điểm tại Côn Đảo 2/9/2015
Lần đầu tiên Việt Nam có chương trình học bổng đổi mới sáng tạo 2/6/2015
Vận dụng lý thuyết kiến tạo nâng cao hiệu quả dạy học Toán các lớp cuối cấp tiểu học 2/6/2015
Hai sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao sắp tới tay người tiêu dùng 2/4/2015
Lần đầu tiên nghiên cứu thạch học hữu cơ sử dụng ánh sáng phản xạ cho các mẫu than, sét than 2/4/2015













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120792016 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn