Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Xây dựng quy trình tái sinh cây tràm ta 2:27 PM,1/14/2015

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Đăng Thùy, Vương Đình Tuấn, Nguyễn Xuân Cường, Trường đại học sư phạm TP.HCM đã thiết lập thành công quy trình tái sinh cây Tràm ta (Melaleuca cajuputi Powell), thông qua mô sẹo từ cây mầm in-vitro đặt trên môi trường MS có cải tiến và bổ sung.

Cây Tràm ta thuộc họ Myrtaceaelà cây bản địa có khả năng sống được trên nhiều loại đất khác nhau như đất chua, đất mặn, đất khô cằn hay ngập úng quanh năm. Cây có thể phát triển tốt trong các đầm lầy than bùn, nơi mà hầu hết các loài cây lâm nghiệp khác khó phát triển. Ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan… cây tràm được biết đến là một cây đa tác dụng như thân làm cừ trong xây dựng và là nguồn nguyên liệu tiềm năng đối với ngành công nghiệp chế biến gỗ. Tinh dầu trong lá tràm được dùng để chữa trị bệnh ho và cảm lạnh, đau thần kinh và đau khớp, khử trùng và hữu ích trong việc tẩy giun. Với tiềm năng như trên, cây tràm trở thành một trong những loài cây chủ đạo trong việc trồng rừng sản xuất và bảo vệ môi trường ngập nước, đặc biệt là ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ gene như sinh trưởng nhanh, tăng sinh khối gỗ, tăng hàm lượng tinh dầu trên loài này hầu như chưa được tiến hành. Để tạo tiền đề cho các nghiên cứu cải thiện giống nói trên, trong nghiên cứu này, các tác giả tạo ra hệ thống tái sinh hoàn chỉnh in-vitro cây tràm ta thông qua mô sẹo. Đây là bước đầu tiên và được xem là khâu quan trọng trong việc nghiên cứu ứng dụngcông nghệ gen và đa bội hóa.

Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình tái sinh cây tràm ta từ nguồn nguyên liệu ban đầu là cây mầm in-vitro, thông qua con đường mô sẹo với tỷ lệ tái sinh chồi đạt 96,6%. Các chồi này tiếp tục được nhân nhanh trên môi trường 1/2MS với số chồi trung bình là 49,83 chồi ở nồng độ BA 0.5 mg/l. Khả năng tạo rễ của cây tràm tốt trên môi trường 1/2MS bổ sung NAA 0,25 mg/l. Tỷ lệ cây sống sót sau khi mang ra vườn ươm đạt 90%. Quy trình này hoàn toàn có thể áp dụng cho các hệ thống tái sinh cây Tràm in-vitro trong công tác cải tạo giống bằng công nghệ sinh học.

Nguồn: Khoa học phổ thông, tháng 1/2015

Send Print  Back
The news brought
Hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 10/14/2014
Đặc điểm lâm học và một số biện pháp phục hồi rừng trên trạng thái Ic tại một số tỉnh miền núi phía Bắc 10/8/2014
Bạch đàn lai UP35 9/18/2014
Nâng cao chất lượng rừng trồng Keo lá tràm sản xuất dăm gỗ 9/10/2014
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp 7/4/2014
Giải mã bộ gien bạch đàn 7/2/2014
Phần Lan hỗ trợ 28,5 triệu euro cho phát triển lâm nghiệp 12/14/2013
Xây dựng các giải pháp cho lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam 4/8/2013
Đoàn công tác Bộ Khoa học và Công Nghệ, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thăm và làm việc với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 7/10/2012
Hà Tĩnh: Lào khởi công Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Phone Sack Việt Nam 7/5/2012
Khánh thành nhà máy giấy nhãn dán tại Bình Thuận 6/12/2012
4 tháng đầu năm 2012: Diện tích rừng trồng mới tăng 10,6% so với cùng kỳ 5/2/2012
Tập đoàn Cao su Việt Nam đầu tư 24 dự án ở nước ngoài 2/8/2012
Cả nước trồng được gần 560.000 cây lâm nghiệp phân tán 2/6/2012
Hỗ trợ không quá 37,5 triệu đồng/ha đối với rừng giống được trồng mới 12/12/2011













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120281826 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn