Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Tìm giải pháp cải thiện chất lượng nguồn nước tuyến sông, kênh, rạch tại TP. HCM 4:29 PM,12/23/2014

Là nội dung của hội thảo do Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, Viện Môi trường và Tài nguyên tổ chức ngày 18/12 trước thực trạng cấp bách về tình hình ô nhiễm nguồn nước tuyến sông, kênh, rạch trên địa bàn TP. HCM hiện nay.

Hội thảo tập trung phân tích thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm; những khó khăn, bất cập trong quản lý và cải thiện chất lượng nguồn nước; tìm giải pháp cấp bách cho việc cải thiện chất lượng nguồn nước sông, kênh, rạch trên địa bàn TP. HCM.

Theo đó, dù nhiều giải pháp đã được triển khai áp dụng nhưng đến nay, chất lượng nước sông, kênh, rạch TP. HCM vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Tình trạng lấn chiếm và vứt rác bừa bãi, xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý xuống lòng kênh rạch vẫn rất phổ biến, làm cho lòng kênh rạch bị co hẹp, cản trở dòng chảy, gây ô nhiễm nghiêm trọng, thậm chí bị khai tử và là nơi phát sinh hàng loạt dịch bệnh, gây nguy hại cho đời sống, sức khỏe người dân.

Ông Cao Tung Sơn, Phó chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM) cho biết, tại các tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tham Lương - Vàm Thuật, Tàu Hủ - Bến Nghé, Đôi - Tẻ, mức độ ô nhiễm hữu cơ tăng cao năm 2009 và giảm dần từ 2010 đến 2013. Tuy nhiên, từ năm 2014, mức độ ô nhiễm có xu hướng tăng trở lại. Theo Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP. HCM (công ty đang phụ trách vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè), lượng rác vớt ngày càng tăng, khoảng 4 - 5 tấn rác/ngày. Chưa kể, gần đây, lục bình phát triển dày đặc trên hệ thống kênh rạch nên việc trục vớt rác cũng gặp nhiều khó khăn. Theo TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng (Viện Môi trường và Tài nguyên), kênh rạch tại TP. HCM lâu nay bị ô nhiễm bởi các nguồn nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, nước thải công nghiệp, y tế, bãi rác các khu dân cư… Trong đó, nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước sông rạch chủ yếu là nước thải sinh hoạt gần 1,2 triệu m3/ngày và nước thải công nghiệp 109.000 m3/ngày.

Ngoài ra, những bất cập trong công tác quản lý đã góp phần khiến tình trạng ô nhiễm thêm nghiêm trọng. Cụ thể, trên toàn địa bàn thành phố có tổng thể 3.268 tuyến sông, kênh rạch với tồng chiều dài hơn 5.000 km nhưng có đến 4 đơn vị cùng quản lý (Khu Quản lý thủy Nội địa quản lý 112 tuyến sông, kênh, rạch chiều dài khoảng 975km; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý 2.247 tuyến dài gần 3.000 km; Trung tâm Chống ngập quản lý 680 tuyến chiều dài khoảng 845 km; còn lại UBND quận, huyện quản lý 229 tuyến với chiều dài khoảng 331 km). Tuy nhiên, 4 đơn vị này chỉ quản lý khai thác, sử dụng và cấp phép xả thải ra sông, kênh rạch, còn chất lượng nguồn thải không đảm bảo yêu cầu thì lại do Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm. Điều này đã dẫn tới thực tế là Sở Tài nguyên và Môi trường không nắm rõ đối tượng xả thải vào nguồn nước nên không thể lên kế hoạch kiểm tra định kỳ. Mặt khác, Luật Bảo vệ môi trường đã có những quy định xử phạt nhưng chưa thể thực hiện vì Luật không xác định rõ lực lượng có chức năng thanh kiểm tra và xử phạt.

Hầu hết các ý kiến tại hội thảo cho rằng, giải pháp trước mắt để giảm thiểu ô nhiễm nước kênh rạch là dựa vào cộng đồng. Bên cạnh việc xây dựng mạng lưới thu gom rác, tăng cường các biện pháp quản lý, đăng ký xả thải vào nguồn nước…, cần có thêm những biện pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục, nhất là chế tài và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Nguồn: CESTI, tháng 12/2014

Tính kháng khuẩn, kháng nấm của dịch chiết từ cây trinh nữ và quả lựu

Tác động kháng khuẩn và kháng nấm Candida albicans của trinh nữ (Mimosa pudica L.) và quả lựu (Punica granatum L.) được xác định bằng phương pháp khuếch tán. Kết quả cho thấy, dịch chiết các bộ phận cây trinh nữ đều có khả năng kháng Staphylococcus aureus; dịch chiết vỏ quả lựu có phổ kháng khuẩn rộng, kháng 4/5 chủng vi khuẩn thử nghiệm và Candida albicans. Đây là nghiên cứu của tác giả Mai Thị Trà Giang, Trường đại học sư phạm TP.HCM.

Trong những năm gần đây, sự kháng thuốc ở các vi sinh vật gây bệnh nhiễm đang được các nhà khoa học đặc biệt chú ý. Một trong những giải pháp đáng quan tâm là các chất kháng khuẩn từ thiên nhiên vì chúng ít bị tác dụng phụ. Theo y học cổ truyền, lá và rễ cây trinh nữ có khả năng chống vi khuẩn, trị lậu. Cây thường dùng trị suy nhược thần kinh, viêm phế quản, viêm gan, viêm kết mạc,...Các bộ phận của cây lựu có khả năng chữa nhiều bệnh. Vỏ quả có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có tác dụng khử trùng, trừ sán,.... Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn chưa có các công bố khoa học nào liên quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao chiết vỏ quả lựu có khả năng ức chế đối với hầu hết các vi sinh vật thử nghiệm, trừ Pseudomonas aeruginosa; đặc biệt có tác dụng kháng mạnh đối với Staphylococcus aureus, MRSA. Cao chiết từ các bộ phân cây trinh nữ đều cho tác dụng kháng Staphylococcus aureus, trong đó rễ cây trinh nữ có hoa cho hoạt tính mạnh nhất. Tuy nhiên, bộ phận dùng thích hợp của cây trinh nữ với mục đích kháng khuẩn là toàn cây (kể cả rễ) của cây có hoa.

Nguồn: Khoa học phổ thông, ngày 23/12/2014

Send Print  Back
The news brought
Bóng lọc Solarball 12/23/2014
Chai lọc "Pure" 12/23/2014
Túi lọc Life Sack 12/23/2014
Xe đạp lọc nước 12/23/2014
Bộ lọc gốm 12/23/2014
Ống lọc LifeStraw 12/23/2014
Khảo sát tác dụng kháng vi sinh vật của cây lục bình (Eichhornia crassipes (Mart.) Solms) 12/21/2014
Chế tạo sản phẩm lọc nước nhiễm phèn 12/19/2014
Thiết bị và Công nghệ MBT-GRE-biến rác thải thành năng lượng xanh 12/19/2014
Biến nước thành nhiên liệu 12/16/2014
Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính từ hệ thống xe buýt nhanh tại TP. HCM 12/16/2014
Sử dụng bùn thải để sản xuất năng lượng sinh học 11/25/2014
Giải pháp đơn giản để loại bỏ arsenic trong nước ngầm 11/24/2014
Thu hồi CO2 từ khí thải đốt than để sản xuất vi khuẩn lam Spirulina platensis 11/18/2014
Xử lý nước thải dệt, nhuộm bằng vi điện phân 11/12/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120387052 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn