Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Sản xuất năng lượng tái tạo từ chất thải hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản 4:52 PM,12/22/2014

Chất thải hữu cơ sinh ra trong hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp tại khu vực Đồng bằng song Cửu Long sẽ được sử dụng để sản xuất năng lượng tái tạo. Đây là dự án phối hợp giữa Phòng thí nghiệm công nghệ Nano, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với trường Đại học Kyushu của Nhật Bản.

Dự án có tên đầy đủ là “Nghiên cứu xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi thành năng lượng điện thông qua pin nhiên liệu rắn thế hệ mới, góp phần phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long”, được Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Nhóm nghiên cứu đến từ 2 trường đại học đã đề xuất việc sử dụng bùn và rác thải hữu cơ từ các đầm nuôi tôm để sản xuất điện, dựa trên công nghệ pin nhiên liệu mới được Đại học Kyushu phát triển.

Giáo sư Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc Đại học Quốc Gia TP. HCM cho biết, dự án sẽ giúp giải quyết các vấn đề tồn đọng liên quan đến xử lý nước, sử dụng chất thải hữu cơ trong các hoạt động nông nghiệp và cung cấp năng lượng tái tạo cho ngành nông nghiệp.

   Theo Giáo sư Đặng Mậu Chiến, Giám đốc Phòng thí nghiệm công nghệ Nano, chất thải hữu cơ tồn tại trong đáy các đầm tôm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và gây ra bệnh tật cho các loại tôm, cá.

Lượng chất thải này sẽ được bơm hút khỏi các đầm, cho lên men để sản xuất khí sinh học metan. Khí sinh học này sẽ được cũng cấp cho pin nhiên liệu thế hệ mới trên nền oxit rắn để sản xuất điện. Lượng điện thu được lại được dùng để cung cấp cho chính hệ thống máy bơm nước, máy sục khí và hệ thống tuần hoàn nước tại các đầm tôm.

Với sự hỗ trợ công nghệ từ Đại học Kyushu, Việt Nam có thể phát triển mô hình trang trại nuôi tôm khép kín. Trong đó, điện và nhiệt có thể được sản xuất từ khí metan với hiệu suất lên đến 90%.

Dự án là một phần của chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ để phát triển bền vững, đã nhận được viện trợ không hoàn lại chính thức của Chính phủ Nhật Bản.

Dự án dự kiến kéo dài trong 60 tháng, từ tháng 4 năm 2015 đến tháng 4 năm 2020 với tổng kinh phí đầu tư 3,6 triệu đô la. Trong đó, vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản chiếm khoảng 3 triệu đô la, còn ngân sách của Chính phủ Việt Nam là khoảng 600 ngàn đô la, tương đương với hơn 12 tỷ đồng.

Dự án cũng sẽ giúp Đại học Quốc Gia TP.HCM xây dựng Phòng thí nghiệm nghiệm nghiên cứu pin nhiên liệu thế hệ mới trên nền oxit rắn (SOFC) đầu tiên tại Việt Nam.

Nguồn: tietkiemnangluong.vn, tháng 9/2014

Send Print  Back
The news brought
Đu quay chạy bằng năng lượng mặt trời 12/22/2014
Cỗ máy di động lọc sạch nước và sản xuất điện nhờ năng lượng mặt trời 12/22/2014
Tạo ra điện từ 2 dòng nước chênh lệch độ mặn 12/22/2014
Sạc điện thoại bằng cách đạp xe 12/22/2014
Siêu xe chạy bằng năng lượng mặt trời 12/22/2014
Trang trí nhà với pin năng lượng mặt trời hình hoa tú cầu 12/22/2014
Sản xuất nhiên liệu hydro thông qua cơ chế quang hợp nhân tạo 12/22/2014
Tạo ra năng lượng từ nhịp đập của quả tim 12/22/2014
Tái chế lốp xe thành vật liệu sản xuất pin 12/22/2014
Tạo ra pin mặt trời sử dụng ống nano cacbon có hiệu quả năng lượng cao gấp 2 lần 12/22/2014
Chế tạo thành công tấm thảm tận thu năng lượng từ sóng biển 12/22/2014
Xe sinh thái tiết kiệm nhiện liệu 12/22/2014
Ý tưởng độc đáo nâng cao hiệu suất năng lượng pin mặt trời 12/22/2014
Tiết kiệm 51% điện năng nhờ hệ thống định vị thông minh cho xe điện 12/22/2014
Khai thác năng lượng từ nhiệt độ môi trường 12/22/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120431165 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn