Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Vi khuẩn biến đổi gen nhớ được tiếp xúc hóa học 11:22 AM,12/16/2014

Một nghiên cứu mới từ MIT tiết lộ E. coli sử đổi gen có thể lưu trữ lâu dài những ký ức về phơi nhiễm hóa học và các sự kiện khác trong ADN của chúng

Các kỹ sư của Viện Công nghệ Massachussett (MIT), Hoa Kỳ, đã biến đổi bộ gen của vi khuẩn E. coli thành một bộ nhớ lưu trữ lâu dài. Họ hình dung rằng bộ nhớ ổn định, xóa được, và truy xuất này sẽ rất thích hợp cho các ứng dụng hạn như cảm biến để theo dõi môi trường và y tế.

 "Bạn có thể lưu trữ thông tin rất lâu dài", Timothy Lu, giáo sư kỹ thuật điện và khoa học máy tính và kỹ thuật sinh học, nói. "Bạn có thể tưởng tượng có hệ thống này trong một loại vi khuẩn sống trong ruột của bạn, hoặc vi khuẩn môi trường. Bạn có thể để vi khuẩn này trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng, rồi sau đó quay trở lại và thấy những gì xảy ra ở mức định lượng".

 Chiến lược mới này, được mô tả trên tạp chí Khoa học, khắc phục được một số hạn chế của các phương pháp hiện có để chứa bộ nhớ trong hệ gen vi khuẩn, Lu cho biết. Những phương thức đó đòi hỏi một số lượng lớn các yếu tố kiểm soát di truyền, làm hạn chế số lượng thông tin có thể được lưu trữ.

 Những nỗ lực trước đây cũng bị giới hạn trong bộ nhớ kỹ thuật số, có nghĩa là chúng chỉ có thể ghi lại tất cả sự kiện hoặc không có gì, chẳng hạn như một sự kiện cụ thể đã xảy ra. Lu và nghiên cứu sinh Fahim Farzadfard, tác giả chính của bài báo, đã tìm cách tạo ra một hệ thống lưu trữ bộ nhớ tương tự (analog), có thể tiết lộ đã có bao nhiêu tiếp xúc, hoặc nó diễn ra trong bao lâu. Để đạt được điều đó, họ đã thiết kế một "gen ghi băng" cho phép các nhà nghiên cứu ghi những thông tin mới vào mọi trình tự ADN của vi khuẩn.

 Để lập trình cho vi khuẩn E. coli chứa bộ nhớ, các nhà nghiên cứu MIT đã sửa đổi các tế bào để sản xuất một enzyme tái tổ hợp, có thể chèn ADN, hay một chuỗi ADN sợi đơn cụ thể, vào một địa điểm mục tiêu. Tuy nhiên, ADN này chỉ được sinh ra khi được kích hoạt bởi sự có mặt một phân tử được xác định trước hoặc một loại đầu vào khác, chẳng hạn như ánh sáng.

 Sau khi ADN được sản xuất, enzym tái tổ hợp chèn AND này vào hệ gen của tế bào tại một địa điểm được lập trình sẵn. "Chúng tôi có thể đưa nó bất cứ nơi nào trong hệ gen, đó là lý do tại sao chúng tôi xem nó như là một máy ghi băng, bởi vì bạn có thể hướng thẳng đến chỗ tín hiệu được ghi", Lu nói.

 Khi sự tiếp xúc được ghi lại qua quá trình này, những ghi nhớ được lưu trữ suốt đời quần thể vi khuẩn và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 Có vài cách khác nhau để lấy thông tin được lưu trữ này. Nếu ADN được đưa vào phần không có chức năng của bộ gen, việc sắp xếp trình tự bộ gen sẽ phát hiện bộ nhớ được lưu trữ trong một tế bào cụ thể nào. Hoặc, các nhà nghiên cứu có thể dùng các sắp xếp để thay đổi một gen. Ví dụ, trong nghiên cứu này, các chuỗi ADN mới bật một gen kháng kháng sinh, cho phép các nhà nghiên cứu xác định có bao nhiêu tế bào đã nhận được các chuỗi nhớ bằng cách thêm kháng sinh vào các tế bào và quan sát bao nhiêu tế bào sống sót.

 Bằng cách đo tỷ trọng của các tế bào trong quần thể có trình tự ADN mới, các nhà nghiên cứu có thể xác định đã có bao nhiêu tiếp xúc và nó kéo dài bao lâu. Trong bài báo này, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ thống để phát hiện ánh sáng, một chất chuyển hóa lactose gọi IPTG, và một dẫn xuất kháng sinh gọi là ATC, nhưng nó có thể được sửa đổi cho nhiều phân tử khác hoặc thậm chí các tín hiệu do tế bào sinh ra, Lu nói.

 Thông tin cũng có thể xóa bằng cách kích thích các tế bào để kết hợp một mảnh ADN khác ở cùng một chỗ. Quá trình này hiện nay chưa hoàn toàn hiệu quả, nhưng đang được các nhà nghiên cứu cải thiện.

 "Đây là công trình rất hấp dẫn vì nó tích hợp nhiều tính năng hữu ích trong một hệ thống duy nhất: bộ gen chứa thông tin lâu dài, tương tự, phân tán với nhiều cách truy xuất", Shawn Douglas, một phó giáo sư tại Đại học California tại San Diego cho biết. "Thay vì xử lý từng tế bào riêng lẻ như một thiết bị lưu trữ kỹ thuật số, Farzadfard và Lu xử lý toàn bộ các tế bào như một " ổ cứng" analog, giúp tăng lượng thông tin mà có thể được lưu trữ và truy xuất".

 Các ứng dụng môi trường cho loại cảm biến này bao gồm giám sát đại dương đối với các mức đioxit carbon, độ chua, hoặc các chất ô nhiễm. Ngoài ra, các vi khuẩn có khả năng được thiết kế để sống trong đường tiêu hóa của con người để theo dõi chế độ ăn uống của một người nào đó, chẳng hạn như bao nhiêu đường hoặc chất béo đang được hấp thụ, hoặc để phát hiện viêm nhiễm trong ruột.

 Những vi khuẩn sửa gen này cũng có thể được sử dụng như máy tính sinh học, Lu nói, rằng chúng có thể đặc biệt hữu ích trong các loại tính toán đòi hỏi rất nhiều xử lý song song, ví dụ như chọn các hình mẫu của ảnh.

 Một ứng dụng khả dĩ khác là sửa các tế bào não của động vật sống hoặc các tế bào của người nuôi cấy trong đĩa petri cho phép các nhà nghiên cứu theo dõi một dấu hiệu bệnh nào đó được thể hiện hay một tế bào thần kinh đang hoạt động tại một thời điểm nhất định. "Nếu bạn có thể biến ADN trong một tế bào thành một thiết bị nhớ nhỏ vé của mình rồi sau đó liên kết nói với một thứ mà bạn quan tâm, bạn có thể ghi thông tin đó và sau đó lấy nó ra", Lu nói.

Nguồn : NASATI, 4/12/2014

Send Print  Back
The news brought
Đột phá công nghệ làm sáng tỏ quá trình phiên mã tế bào 12/16/2014
Kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không phẫu thuật tại BV ĐH Y Hà Nội 12/8/2014
Máy xạ trị ung thư hiện đại nhất đã tới Vinmec 12/8/2014
Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc: còn nhiều thách thức 11/24/2014
Lần đầu tiên thử nghiệm đại trà thuốc chữa Ebola 11/18/2014
Cần Thơ: Nghiệm thu đề tài: “Nghiên cứu chế tạo các hạt nano từ tính có đính các kháng thể trên bề mặt để chẩn đoán bệnh ung thư gan” 11/18/2014
Việt Nam phát minh vaccine ngừa SXH đầu tiên trên thế giới 11/6/2014
Phương pháp chẩn đoán sớm ung thư phổi qua kiểm tra máu 11/5/2014
Thiết bị hồng ngoại mới giúp dò tìm tĩnh mạch dễ hơn 11/5/2014
Nghiên cứu ứng dụng thở khí Nitric oxide ở trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng 11/3/2014
Ô-xtrây-li-a phát hiện loại quả có thể chữa ung thư 11/3/2014
Phát hiện chỉ thị phân tử ADN liên quan đến hàm lượng curcumin trong các giống nghệ ở Việt Nam 10/31/2014
Sử dụng tế bào gốc có độc tố để trị u não 10/30/2014
Hướng nghiên cứu mới kết hợp công nghệ nano và công nghệ gen 10/29/2014
Hướng nghiên cứu và ứng dụng mới của tế bào gốc 10/29/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120920198 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn