Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Cơ chế hợp tác công - tư trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN 3:23 PM,10/17/2014

Ngày 15/10/2014, tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN tổ chức hội thảo khoa học “Thí điểm cơ chế hợp tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN”. Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội thảo.

Hội thảo được tổ chức nhằm lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ KH&CN do Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN xây dựng. Các tham luận tại hội thảo tập trung vào những vấn đề: sự cần thiết có cơ chế đối tác công - tư (Public Private Parnership - PPP), đồng tài trợ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; ban hành quy định mới về cơ chế, chính sách phù hợp với cơ chế PPP trong thực hiện nhiệm vụ KH&CN; thí điểm 2 cơ chế PPP, thực hiện nhiệm vụ KH&CN;…

Theo ông Tạ Doãn Trịnh, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách KH&CN, PPP là thu hút khu vực tư nhân vào thực hiện những công việc mà theo truyền thống là do nhà nước đảm trách. Bản chất của PPP là hình thức tích hợp những điểm mạnh, lợi thế nhất của cả hai khu vực nhà nước và tư nhân trong việc thực hiện một dự án nào đó.

PPP giúp thúc đẩy quá trình cải cách hoạt động của hệ thống nhà nước - cải cách hành chính; thu hút vốn tư nhân để xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; thay đổi phương thức tổ chức và quản lý theo hướng khu vực tư tham gia nhiều hơn, tích cực và chủ động hơn vào các chương trình, dự án công; chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và tư nhân trong quá trình thực hiện dự án.

PPP chủ yếu được nói tới trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng đường xá, cầu, cảng, nhà máy phát điện, cấp thoát nước, trường học, bệnh viện… và quản lý, vận hành các cơ sở này (dịch vụ công). Hiện đã được mở rộng hơn sang các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, KH&CN,…

Việt Nam đã thí điểm thực hiện phương thức PPP trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ 2010. Tuy nhiên, một số hình thức của PPP như BTO, BOT, BT đã được áp dụng trước đó và trên thực tế đã có một số dự án đầu tư theo hình thức này thành công.

Cũng theo ông Tạ Doãn Trịnh, về đóng góp kinh phí, hai bên cùng đóng góp (thường gọi là vốn đối ứng) theo tỉ lệ 30:70 hoặc 50:50 (trước đây quy định tỉ lệ thu hồi 100%, 80 hoặc 70% cũng có ý nghĩa tương tự). Cơ chế tài chính về sử dụng kinh phí áp dụng đối với các nhiệm vụ KH&CN liên kết về cơ bản cũng giống như các nhiệm vụ được cấp 100% kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Về lựa chọn nhiệm vụ KH&CN thực hiện theo cơ chế PPP, thường sẽ ưu tiên các nhiệm vụ đồng thời đáp ứng sứ mệnh công ích và mang lại lợi thế để có thể tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp như loại hàng hóa có tính công ích cao hoặc tư nhân không muốn cung cấp; loại hàng hóa đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hoặc giúp doanh nghiệp giảm chi phí giao dịch.

Có nhiều cách thức thực hiện, có thể nhà nước sẽ lựa chọn tổ chức tư nhân có khả năng tạo liên kết, phối hợp cung cầu công nghệ để cung cấp các giải pháp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoặc nhà nước thỏa thuận với một tổ chức tư nhân thực hiện nhiệm vụ cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Tạ Doãn Trịnh, hiện chúng ta chưa xây dựng được quan hệ đối tác chủ động từ 2 phía, khi sứ mệnh của nhà nước và lợi ích của tư nhân gặp nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN.

Các đại biểu tại hội thảo cùng cho rằng, việc triển khai cơ chế hợp tác công – tư, đồng tài trợ thực hiện các nhiệm vụ KH&CN là một trong những giải pháp để tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, thu hút đầu tư trong và ngoài nước cho KH&CN, hạn chế tình trạng đầu tư manh mún từ ngân sách nhà nước, giảm chi phí và rủi ro, tạo ra mội trường cạnh tranh cao trong hoạt động KH&CN. Nhưng để thực hiện hiệu quả, cần có sự đồng tình, hợp tác và chung tay của các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp.

Nguồn: NASATI, ngày 16/10/2014

Send Print  Back
The news brought
Khoa học và công nghệ phát huy tiềm năng, lợi thế vùng Đồng bằng sông Cửu Long 10/17/2014
Kết nối hội tụ công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc 10/17/2014
Họp báo “Chợ Công nghệ và Thiết bị chuyên ngành Sinh học (BIOTECHMART 2014)” 10/17/2014
Chợ công nghệ và thiết bị sinh học đầu tiên 10/17/2014
Khánh Hòa: nghiệm thu đề tài “Xây dựng quy trình vận hành liên hồ Đá Bàn, Suối Trầu, Ea Krông Rou trong mùa lũ lưu vực sông Dinh Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” 10/16/2014
Nghiên cứu chế độ thuỷ động lực học sông Vu Gia - Thu Bồn 10/16/2014
Xây dựng Chương trình ứng dụng khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước 10/15/2014
Xây dựng Chương trình ứng dụng khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp nhà nước 10/15/2014
Trao đổi khoa học về thiết kế kháng chấn nâng cao của lò AP1000 10/14/2014
Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia: Hướng tới chất lượng và hiệu quả hoạt động 10/14/2014
Lễ kí kết hợp đồng triển khai Đề tài “Nghiên cứu và phát triển hệ thống quản lý và giám sát từ xa các nguồn phóng xạ” 10/13/2014
Trao giải 105 đề tài sáng tạo thanh thiếu niên 10/13/2014
Tăng cường học tập, trao đổi kinh nghiệm về phát triển công nghiệp vi mạch 10/10/2014
Hội thảo “Phương thức đánh giá hiệu quả Techmart và khảo sát việc triển khai các hợp đồng và biên bản ghi nhớ đã được ký kết tại các kỳ techmart từ năm 2003-2013” tại Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ. 10/9/2014
Mở kênh vốn cho doanh nghiệp công nghệ mới 10/9/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120588184 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn