Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Mở kênh vốn cho doanh nghiệp công nghệ mới 11:25 AM,10/9/2014

Đã có hàng trăm doanh nghiệp (DN) Việt Nam thành công nhờ có hỗ trợ vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài.

Trong vòng 10 năm trở lại đây, chỉ tính riêng các quỹ nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam như IDG Ventures Vietnam (IDGVV), CyberAgent Ventures, VinaCapital… thì hoạt động đầu tư đã rất sôi động. Có hàng trăm DN thuộc các lĩnh vực dịch vụ trực tuyến, truyền thông, giải trí, giáo dục và công nghệ cao được các quỹ đầu tư mạo hiểm góp vốn trong thời gian đầu khởi nghiệp nay đã trở nên lớn mạnh. Giới chuyên gia quan tâm đến lĩnh vực đổi mới khoa học công nghệ trong DN cho rằng, đang có nhiều quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm muốn đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội phát triển.

 Ông Nguyễn Hồng Trường, Phó chủ tịch IDGVV cho biết, từ 2004 đến nay quỹ này đã đầu tư vào khoảng 40 DN. Không ít trong số đó đã trở thành các DN lớn như CTCP VNG, Công ty VCCorp, CTCP Vật giá (vatgia.com). Những công ty này hiện đều có số vốn lên đến hàng triệu USD. Trong khi đó, ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc điều hành Quỹ DFJV (VinaCapital) cho biết, dù mới chỉ hoạt động tại Việt Nam từ năm 2007, nhưng Quỹ DFJV đã đầu tư vào 10 công ty. Một số công ty được VinaCapital đầu tư đã trở nên lớn mạnh như CTCP VON, sở hữu các trang web Kiemviec.com và HR Vietnam, từ lúc chỉ có vài trăm triệu đồng nay đã có số vốn chục tỷ đồng và đang tiếp tục mở rộng quy mô phát triển.

 Điều đáng nói ở việc đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm là họ đã lấp được chỗ trống về cung ứng vốn cho DN đầu tư lĩnh vực hoặc dự án có độ rủi ro cao - phân khúc thị phần mà hệ thống NH chưa vươn tới trong kinh doanh. Ngược lại, các quỹ đầu tư mạo hiểm làm được việc này vì họ có bộ phận thẩm định để quyết định đầu tư vào các DN mà độ tin cậy về kết quả kinh doanh cũng như khả năng sinh lời còn bất định.

 Vì thế, thay vì cho vay, các quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tư theo hình thức góp vốn đổi lấy một tỷ lệ cổ phần nhất định. Việc hỗ trợ tài chính thông qua hình thức cổ phần không hưởng lãi cố định tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư mạo hiểm chịu được những rủi ro từ các khoản đầu tư lớn bởi trong số nhiều khoản đầu tư, chỉ cần một khoản mang lại thành công và lợi nhuận lớn thì đã có thể bù đắp lại một loạt những khoản đầu tư hòa hoặc lỗ vốn.

 Căn cứ vào tình hình đầu tư của Quỹ DFJV và các quỹ tương tự, ông Nguyễn Hồng Trường cho rằng, trong thời gian tới, hoạt động của các quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh, nhất là hoạt động đầu tư vào các DN thuộc lĩnh vực thương mại điện tử và truyền thông. Bởi hầu hết các DN đã được đầu tư trước đây đều có tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 30%/năm và có chiều hướng ngày càng lớn mạnh.

 Các tập đoàn lớn như Intel, Samsung, Doosan, Kumho Asiana… ở Việt Nam đang đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội đầu tư. Vì thế trong tương lai gần, các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong nông nghiệp, chuỗi cung ứng trong công nghiệp phụ trợ sẽ được các quỹ đầu tư mạo hiểm quan tâm nhiều. Thêm vào đó, ngay tại Việt Nam cũng đã có những quỹ đầu tư mạo hiểm hình thành và phát triển như Quỹ PVNI của CTCP Việt Nam Thịnh Vượng, Quỹ BTIC của Becamex IDC, sẽ làm tăng thêm cơ hội được hỗ trợ vốn của các DN chọn công nghệ cao làm phương thức kinh doanh.

 Từ trước đến nay, nguồn vốn để đổi mới công nghệ ở Việt Nam chỉ dựa trên 3 nguồn chính là ngân sách Nhà nước, nguồn vốn vay NH và nguồn vốn tự có của DN. Mới đây, Bộ KH&CN đã có những khuyến khích tạo lập thêm các quỹ vốn hoạt động phi lợi nhuận và một số doanh nhân thành đạt trong nước đã hình thành “Quỹ phát triển DN KH&CN Việt Nam”. Hiện nay, quỹ này mới có tổng vốn khoảng 10 tỷ đồng, nhưng cũng đang xúc tiến hoàn thiện cơ chế và tổ chức để bắt đầu hoạt động tài trợ hoặc cho vay.

 

Bộ KH&CN đã hình thành đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam”, học hỏi kinh nghiệm từ Hoa Kỳ, nhằm xây dựng môi trường cho hoạt động đổi mới sáng tạo và thương mại hóa công nghệ ở Việt Nam. Theo đề án, sẽ có khoảng 10 DN mới khởi nghiệp có tiềm năng được chọn đầu tư ban đầu với số vốn 10.000 USD/DN và đào tạo tập trung trong 4 tháng.

 Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, hiện nay thị trường vốn không chính thức của Việt Nam có tiềm năng rất lớn, chưa được khai thác. Gần đây, nhiều định chế tài chính mới đã phát triển như các NHTMCP, các công ty tài chính, quỹ bảo hiểm… Bản thân các định chế tài chính này cũng có nhu cầu phải đầu tư để lấy lãi. Vì thế, quỹ đầu tư mạo hiểm cũng là một trong những kênh mà các tổ chức tín dụng này nên xem xét hướng tới.

 Theo TS. Phạm Hồng Quất, Phó cục trưởng Cục Phát triển thị trường và DN khoa học công nghệ (Bộ KH&CN), để khuyến khích các quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển thì Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự cần có những sửa đổi để tạo ra cơ chế cho sự liên kết công tư giữa Nhà nước và các quỹ đầu tư mạo hiểm. Cần có những điều khoản miễn truy cứu trách nhiệm của người đại diện vốn đầu tư Nhà nước khi không bảo toàn được vốn đầu tư trong lĩnh vực ươm tạo và thương mại hóa DN khoa học công nghệ do nguyên nhân khách quan của thị trường.

 Theo Công ty Dynasty Investment, hiện thị trường Việt Nam có gần 20 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động với tổng trị giá khoảng 2,5 tỷ USD. Trong đó, VinaCapital có 4 quỹ tổng trị giá 1 tỷ USD; IDG Ventures có 4 quỹ trị giá 500 triệu USD; Mekong Capital có 3 quỹ tổng trị giá 181 triệu USD; Công ty quản lý quỹ Prudential 130 triệu USD; BankInvest 100 triệu USD; BVIM (liên doanh giữa BIDV và Vietnam Partners LLC) 95 triệu USD; VietFund Management, Vietcombank Fund Management, Deutsche Asset Management lần lượt có số vốn 22 triệu, 45 triệu và 42 triệu USD…

Nguồn: NASATI, ngày 9/10/2014
Send Print  Back
The news brought
Thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài 10/9/2014
Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn thế giới 14.10.2014: Tiêu chuẩn tạo lập sân chơi bình đẳng 10/9/2014
Việt - Nga: Tiếp tục tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao 10/9/2014
Nobel Hóa học 2014: Vinh danh cơ chế theo dõi phân tử nano 10/9/2014
Hy vọng cho người dân Trà My 10/9/2014
Bộ trưởng Nguyễn Quân tiếp Phái đoàn Dịch vụ đánh giá pháp quy tích hợp của IAEA 10/8/2014
Hoạt động khoa học & công nghệ tp.hcm 9 tháng đầu năm 2014: Đẩy mạnh gắn kết nghiên cứu với nhu cầu thị trường 10/8/2014
Trung Quốc sẽ có máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới 10/8/2014
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh tiếp và làm việc với khách LB Nga 10/8/2014
Ba nhà khoa học Nhật và Mỹ đoạt giải Nobel Vật lý 2014 10/8/2014
Hội thảo khoa học quốc tế về Thăm dò khoáng sản lần thứ 13 10/7/2014
200 đơn vị tham gia hội chợ nông nghiệp công nghệ cao 10/7/2014
Tổ chức lớp tập huấn Nghiệp vụ trưởng đoàn thanh tra khoa học và công nghệ tại Hải Phòng 10/7/2014
Việt Nam đang hấp dẫn các doanh nghiệp công nghệ Israel 10/7/2014
Trao bằng kỷ lục nhà khoa học sở hữu nguồn gen thực vật quý hiếm nhiều nhất 10/7/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121131088 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn