Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Phân tích đa dạng di truyền dựa trên kiểu hình và chỉ thị phân tử SSR và đánh giá khả năng chịu hạn của các dòng ngô nếp tự phổi – phục vụ phát triển giống ngô nếp cho các tỉnh miền núi phía Bắc 1:59 PM,10/6/2014

Nghiên cứu do nhóm tác giả Lê Thị Minh Thảo, Nguyễn Thị Ảnh, Trần Thanh Tân,  Phạm Quang Tuân và Vũ Văn Liết (Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai; Viện nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) thực hiện.

Nghiên cứu đánh giá đa dạng và phân nhóm di truyền của 24 dòng ngô nếp tự phối đời S8 đến S10 sử dụng chỉ thị hình thái và chỉ thị phân tử SSR. Thí nghiệm đồng ruộng đánh giá kiểu hình nhận thấy các dòng có đặc điểm nông sinh họcnhư thời gian sinh trưởng, thời gian chênh lệch trỗ cờ-phun râu, chiều cao cây, năng suất và yếu tố cấu thành năng suất phù hợp với dòng thuần cho tạo ngô nếp giống lai. Năng suất của các dòng đạt từ 24,43-39,86 tạ/ha cho thấy tiềm năng của năng suất hạt trong sản xuất lai. Phân nhóm di truyền dựa tên kiểu hình với 11 tính trạng 24 dòng tự phối được chia thành 6 nhóm khác biệt nếu hệ số tương đồng là 0,25. Sử dụng chỉ thị phân tử SSR với 19 cặp mồi đã dò thấy 75 alen trên 19 locus, trung bình 4 alen trên một marker và số alen/locus khá biến động từ 2 đến 8 alen.

Giá trị thông tin đa hình PIC trong phạm vi từ 0,36 đến 0,81, có 5 chỉ thị phân tử SSR giá trị PIC > 0,7. Nếu mức tương đồng là 0,83 các dòng thuần được phân thành 5 nhóm di truyền. Kết quả làm cơ sở lựa chọn các dòng bố mẹ tạo tổ hợp lai có ưu thế lai và cho năng suất cao. Đánh giá khả năng chịu hạn bằng thí nghiệm chậu vại về các đặc điểm của bộ rễ, thân lá và đặc điểm hình thái khác nhận biết 5 dòng có khả năng chịu hạn tốt là I5, I9, I8, I23, I15. Những dòng này đồng thời thuộc các nhóm di truyền khác nhau nên có thể sử dụng cho chương trình tạo giống ngô nếp lai chịu hạn thích ứng với điều kiện canh tác nhờ nước trời cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

Nguồn: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 3

Send Print  Back
The news brought
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Điện Biên” cho sản phẩm gạo 10/6/2014
Khảo sát thành phần hóa học của vỏ cây mắm ổi 10/3/2014
Nữ sinh lớp 11 với sáng kiến giúp ủ vỏ cà phê nhanh hơn 10/3/2014
Nghiên cứu độc tố của nấm ma phát sáng trong đêm 10/3/2014
Lâm Đồng tạo giống mới bằng tia phóng xạ 10/3/2014
Ứng dụng công nghệ san phẳng mặt ruộng bằng tia lazer trong sản xuất lúa 10/3/2014
Đà Nẵng: hiệu quả của chuyển giao mô hình trồng nấm Sò 10/3/2014
Định lượng hoạt chất daidzin trong củ sắn dây bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao 10/3/2014
Nghiên cứu ghép tấm biểu mô niêm mạc miệng nuôi cấy trên thực nghiệm 10/2/2014
Chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng 10/2/2014
Sản xuất thành công nấm chân dài 10/2/2014
Nhân giống dạng dịch thể để sản xuất nấm 10/2/2014
Giống cà chua VC10 10/2/2014
Cú hích từ nông nghiệp công nghệ cao 10/1/2014
Nhận diện sản phẩm chuyển gen trong thức ăn chăn nuôi 10/1/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 121079364 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn