Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Nghiên cứu phản ứng tổng hợp nhiên liệu diesel sinh học thế hệ mới BHD (BIO-HYDROFINED-DIESEL) từ dầu mỡ động thực vật bằng phương pháp hydrocracking xúc tác 1:22 PM,9/19/2014

Nhóm tác giả Huỳnh Quyền và Thiều Quang Quốc Việt (ĐH Bách khoa TP. HCM) nghiên cứu ứng dụng phương pháp xử lý hydro trên các hệ xúc tác để sản xuất BHD (BIO-HYDROFINED-DIESEL) từ các nguồn nguyên liệu dầu mỡ động thực vật sẵn có tại Việt Nam.

Nghiên cứu thử nghiệm tổng hợp nhiên liệu diesel sinh học thế hệ mới BHD dựa vào nguyên lý của phản ứng hydro-deoxygenation đã được tiến hành trên hệ thống thiết bị phản ứng cao áp. Các thông số ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng đã được nhóm nghiên cứu khảo sát và lựa chọn tối ưu.

Kết quả bước đầu cho thấy, các phản ứng hydrocracking xảy ra tối ưu ở các điều kiện nhiệt độ 3500C, áp suất 30 bars, thời gian phản ứng 3 giờ. Trong điều kiện này, hiệu suất cracking thu hồi cao nhất. Nghiên cứu thử nghiệm 3 loại xúc tác đã được nhóm nghiên cứu tổng hợp và thử nghiệm (CoMo/γ-Al2O3, CoMo/TiO2 và CoMo/ZrO2). Qua đó cho thấy, các phản ứng hydrocracking chỉ xảy ra khi có mặt của xúc tác. Xúc tác CoMo/TiO2 cho hiệu quả cracking cao nhất. Tỷ lệ xúc tác CoMo/TiO2 tối ưu thu được trong nghiên cứu này là 1% (trọng lượng).

Kết quả nghiên cứu phản ứng hydrocracking dầu động thực vật (dầu ăn KFC đã qua sử dụng, dầu thực vật chiết xuất từ hạt cây Jatropa, mỡ cá basa) trong cùng điều kiện thí nghiệm trên hệ xúc tác CoMo/TiO2 cho thấy, các nguồn nguyên liệu dầu mỡ trên đều có khả năng tham gia phản ứng hydrocracking với hiệu suất thu hồi rất cao, trên 70% thể tích. Các sản phẩm thu hồi có các chỉ tiêu hóa lý thỏa mãn tốt khi xét trên tiêu chí sử dụng làm nhiên liệu như hàm lượng lưu huỳnh thấp, chỉ số cetane và điểm chớp cháy cao hơn rất nhiều so với DO. Kết quả nghiên cứu là cơ sở bước đầu cho định hướng nghiên cứu sâu hơn, phục vụ cho việc hình thành công nghệ cho quá trình tổng hợp biodiesel chất lượng từ nguồn dầu mỡ động thực vật tại Việt Nam.

Nguồn: Tạp chí Hóa học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 4AB51-2013

Send Print  Back
The news brought
Vật liệu hấp thụ năng lượng cấp vi mô mới 9/16/2014
Tấm thu năng lượng mặt trời trong suốt 9/9/2014
Hệ thống cung cấp nước nóng sử dụng bơm nhiệt kết hợp với bộ thu năng lượng mặt trời 9/6/2014
Tạo “năng lượng xanh” từ khuẩn E.coli 9/5/2014
Tái chế ắc quy thành các tấm năng lượng mặt trời 8/29/2014
Công nghệ chuyển đổi than đá sang khí đốt 8/29/2014
Sử dụng khí thiên nhiên: Sạch, rẻ, an toàn 8/28/2014
Cửa sổ quang năng 8/21/2014
Thiết bị chưng lọc nước ngọt từ nước biển, sử dụng năng lượng mặt trời 8/20/2014
Tái chế chì từ ắc quy ô tô thành tấm năng lượng mặt trời 8/20/2014
Hệ thống mới sử dụng dầu thực vật để cấp điện, sưởi ấm và làm mát nhà ở 8/19/2014
Máy phát điện gia đình chạy bằng dầu thực vật 8/18/2014
Khai thác điện năng từ mồ hôi 8/18/2014
Ra mắt thiết bị sạc pin smartphone bằng năng lượng mặt trời 8/7/2014
Lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời 6/18/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120550810 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn