Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Đưa công nghệ CAS về vùng trồng vải 10:12 AM,9/17/2014

Để quy hoạch được vùng nguyên liệu trồng vải đảm bảo tất cả các tiêu chí cần thiết có thể xuất khẩu sang Nhật Bản, Bộ KH&CN có kế hoạch xây dựng nhà máy bảo quản bằng công nghệ CAS ngay tại vùng trồng vải Lục Ngạn, Bắc Giang.

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân tại buổi buổi tiếp ông Norio Owada, Giám đốc Công ty ABI, Nhật Bản diễn ra mới đây.

Tại buổi làm việc, ông Norio Owada, Giám đốc Công ty ABI đã giới thiệu với Bộ trưởng về dây chuyền công nghệ bảo quản nông, thủy sản hiện đại có tên gọi là Cells Alive System (CAS) do công ty ABI nghiên cứu, sáng chế.

Đây là một công nghệ bảo quản đông lạnh tiên tiến, luôn giữ ở nhiệt độ lạnh từ -35 độ C trở lên nhưng vẫn không phá vỡ các màng và thành tế bào, duy trì được các yếu tố quan trọng cấu thành hương vị trong thực phẩm, nhờ đó giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn, giữ được độ ngon, tươi lâu hơn so với công nghệ đông lạnh truyền thống.

Theo ông Owada Norio, công nghệ này hoàn toàn có thể được áp dụng để giúp bảo quản, chế biến, nâng cao chất lượng quả vải thiều cũng như các loại rau quả, thực phẩm khác vốn có sản lượng hàng năm lớn và là tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao sự giúp đỡ của ông Norio Owada nói riêng và Tập đoàn ABI nói chung trong thời gian qua, đặc biệt việc đưa vải thiều của Việt Nam sang Nhật Bản vừa qua đã đạt được những tín hiệu tốt đẹp.

Bộ trưởng đề nghị ABI tiếp tục giúp Việt Nam trong việc chuyển giao công nghệ CAS và chế tạo thiết bị công nghệ ở Việt Nam. Hy vọng ông Norio Owada dành sự quan tâm hỗ trợ, xây dựng được mô hình chuyển giao, ứng dụng thành công công nghệ CAS trong bảo quản, chế biến vải thiều, từ đó có thể nhân rộng ra áp dụng trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị cho nhiều loại nông sản, hải sản khác.

Nếu Nhật Bản cho phép nhập khẩu, Việt Nam sẽ quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo tất cả những tiêu chuẩn cần thiết để có thể xuất khẩu sang Nhật Bản. Tuy nhiên điều quan trọng quả vải phải được bảo quản tại nơi thu hái một cách tốt nhất. Vì vậy Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng nhà máy bảo quản CAS tại vùng trồng vải, rất mong ngài quan tâm hỗ trợ để có thể xây dựng được nhà máy, Bộ trưởng bày tỏ.

Nguồn: Báo công thương, ngày 16/9/2014

Send Print  Back
The news brought
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ tiên tiến 9/16/2014
Ảnh hưởng của bã bia đến hiệu quả kinh tế của thỏ lai 9/16/2014
Nhận diện sản phẩm chuyển gen trong thức ăn chăn nuôi 9/16/2014
Hai hợp chất mới phát hiện từ trái ô môi 9/16/2014
Khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI cho vùng đất không chủ động nước 9/15/2014
Quy trình chế biến và tăng giá trị sản phẩm 9/11/2014
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chế phẩm chitosan oligomer phòng trừ bệnh hại trên một số cây trồng 9/11/2014
Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước canh tác lúa 9/11/2014
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai lang tại Thái Nguyên 9/11/2014
Ảnh hưởng của ngâm và nảy mầm đến hàm lượng GABA của giống IR 50404 9/10/2014
Chất xúc tác phỏng sinh học phân tách nước 9/8/2014
Nghiên cứu sản xuất và sử dụng một số chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất cây hồ tiêu ở Quảng Trị 9/8/2014
Công nghệ trồng nấm từ bỉm bẩn 9/6/2014
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả chuyển gien ở dưa chuột (Cucumis sativus L.) thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens 9/5/2014
Sắn chống chịu khô hạn thông qua kỹ thuật thích nghi với lạnh 9/4/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120317780 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn