Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Khả năng áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến SRI cho vùng đất không chủ động nước 12:39 PM,9/15/2014

Đề tài do các tác giả Phạm Thị Thu (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn) và Hoàng Văn Phụ (Đại học Thái Nguyên) thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật SRI (System of Rice Intensification) tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang dân 18 (KD18) và giống lúa Bao thai ở vụ mùa 2010 trên đất không chủ động nước tại Bắc Kạn.

Công thức thí nghiệm là sự phối hợp của 3 yếu tố cơ bản của SRI là tuổi mạ, mật độ cấy, và số lần làm cỏ (sử dụng cào cỏ). Công thức đối chứng là kỹ thuật người dân địa phương đang áp dụng với 2 giống lúa nói trên.

Kết quả cho thấy, các yếu tố kỹ thuật của SRI đã tạo môi trường thuận lợi cho các đặc điểm di truyền của lúa phát huy tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của lúa ngay cả trên đất không chủ động nước. Cấy mạ non, cấy thưa, cấy lúa không bị cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với nhau nên số lượng rễ, chiều dài rễ và đường kính rễ đều tăng hơn so với đối chứng ở cả 3 thời kỳ làm đòng, trỗ và chín. Đây là ưu thế của SRI giúp cho rễ lúa ăn sâu hơn, tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng ở tầng đất sâu, giúp cho lúa có khả năng chịu hạn tốt hơn và chống đổ tốt hơn.

Đặc điểm này rất có ý nghĩa trong sản xuất lúa trên vùng đất không chủ động nước, tăng khả năng thích ứng với nguy cơ lượng mưa thay đổi ngày càng tăng do biến đổi khí hậu. Các công thức áp dụng SRI mặc dù có số bông/m2 thấp hơn so với đối chứng nhưng lại có ưu thế vượt trội về bông to, số hạt chắc/bông, do đó đạt năng suất tăng cao. Khuyến cáo canh tác lúa trên đất không chủ động nước có thể áp dụng tuổi mạ 2,5 lá, mật độ cấy 25 khóm/m2, làm cỏ sớm bằng cào 2 lần/vụ cho cả giống Bao thai và Khang dân 18.

Nguồn: Tạp chí khoa học và công nghệ Nông-Sinh-Y, Đại học Thái Nguyên, số 5-2014

Send Print  Back
The news brought
Quy trình chế biến và tăng giá trị sản phẩm 9/11/2014
Nghiên cứu khả năng ứng dụng chế phẩm chitosan oligomer phòng trừ bệnh hại trên một số cây trồng 9/11/2014
Tác động của biến đổi khí hậu đến nhu cầu nước canh tác lúa 9/11/2014
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai lang tại Thái Nguyên 9/11/2014
Ảnh hưởng của ngâm và nảy mầm đến hàm lượng GABA của giống IR 50404 9/10/2014
Chất xúc tác phỏng sinh học phân tách nước 9/8/2014
Nghiên cứu sản xuất và sử dụng một số chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất cây hồ tiêu ở Quảng Trị 9/8/2014
Công nghệ trồng nấm từ bỉm bẩn 9/6/2014
Ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu quả chuyển gien ở dưa chuột (Cucumis sativus L.) thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens 9/5/2014
Sắn chống chịu khô hạn thông qua kỹ thuật thích nghi với lạnh 9/4/2014
Thiết bị giúp trồng rau quả trong phòng 9/4/2014
Agri.One đến với từng nông dân 9/3/2014
Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và quang chu kỳ đến sinh trưởng in vitro của một số giống khoai tây có quang chu kỳ khác nhau 8/27/2014
Bình Định: Xây dựng mô hình nhân nhanh giống mía mới bằng công nghệ nuôi cấy mô 8/27/2014
Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và quang chu kỳ đến sinh trưởng in vitro của một số giống khoai tây có quang chu kỳ khác nhau 8/26/2014













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120344143 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn