Tin tức
Hotline: (84 04) 382 49874      
Hỗ trợ online: Chát với hỗ trợ Online - Yahoo Chát với hỗ trợ Online - Skype  Liên Hệ  Tiếng Anh
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg
http://techmartvietnam.vn/Portals/_default/Skins/NVPortal/Images/xuctien.jpg

Ảnh hưởng của hàm lượng protein trong thức ăn đến tăng trưởng và tỷ lệ sống trong nuôi thương phẩm cá chình hoa 2:21 PM,9/4/2014

Nhóm tác giả Hoàng Minh Tuyết (Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010, Đại học Nha Trang) và PGS.TS Lại Văn Hùng (Viện Nuôi trồng thủy sản, Đại học Nha Trang) thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chình hoa (Anguilla marmorata) từ 40-150 g khi sử dụng các loại thức ăn có hàm lượng protein khác nhau trong điều kiện nuôi nhân tạo.

Thí nghiệm được bố trí trong bể composite có thể tích 2m3 theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 nghiệm thức và được lặp lại 3 lần trong thời gian 4 tháng. Mật độ thả là 80 con/m3. Nghiên cứu sử dụng thức ăn nhân tạo có các hàm lượng protein lần lượt là 40%, 45% và 50% để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn trong nuôi thương phẩm cá chình hoa. Trong quá trình thí nghiệm các chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, pH, DO đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá chình hoa.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng protein 50% với mật độ 80 con/m3 cho tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và đặc trưng tốt nhất (1,43 ± 0,005 g/ngày và 1,37 ± 0,003%/ngày). Tỷ lệ sống của cá cao nhất khi sử dụng thức ăn có hàm lượng protein là 45% (91,67%) và thấp nhất với thức ăn chứa 40% protein (87,3%). Thức ăn có hàm lượng protein 50% cho hệ số thức ăn thấp nhất (2,55 ± 0,006) và hệ số tiêu thụ thức ăn là cao nhất (62,61 ± 0,15).

Để tiếp tục việc hoàn thiện quy trình nuôi cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về dinh dưỡng nhằm tính toán được % protein trong thịt cá để có thể đánh giá được khối lượng thức ăn mà cá tiếp nhận được từ đó đưa ra được các phép tính toán hiệu quả kinh tế tối ưu nhất. Ngoài ra cần có các nghiên cứu về ảnh hưởng của lipid và các chất khác trong thành phần thức ăn lên sự tăng trưởng của cá chình để đưa ra được công thức thức ăn phù hợp nhất. Bên cạnh đó cần có các nghiên cứu về cá chình khi tiến hành nuôi ở các giai đoạn thương phẩm lớn hơn.

Nguồn: Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, số 2/2014

Send Print  Back
The news brought
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, dinh dưỡng và sinh trưởng cá dày 8/29/2014
Tăng giá trị kinh tế thủy sản nhờ ứng dụng KH&CN 6/17/2014
Festival thủy sản Việt Nam 2014 tại Phú Yên 2/19/2014
Hơn 200 gian hàng tham gia Vietship 2014 2/19/2014
Xuất khẩu thủy sản 2014: Nỗ lực vượt mức 6,7 tỷ USD 2/7/2014
Tìm giải pháp hỗ trợ ngư dân phát triển kinh tế biển 12/23/2013
Năm 2014: Ngành cá tra đối mặt nhiều thách thức 12/20/2013
Hơn 200 gian hàng tại Hội chợ thủy sản – Vietfish 6/25/2013
Thử nghiệm thành công công nghệ nano bạc trong phòng ngừa bệnh tôm. 6/20/2013
Trang bị kết nối vệ tinh Movimar cho tàu cá Quảng Ngãi 5/14/2013
Nuôi tôm công nghệ cao tại Cần Giờ 5/2/2012
Tạo thuận lợi đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản 2/21/2012
Sản xuất thành công giống cá bớp nhân tạo 2/17/2012
Nhiều nước sẽ kiểm tra chất lượng thủy sản Việt Nam 2/14/2012
Xây dựng thương hiệu cá ngừ đại dương 2/1/2012













Trang chủ   |    CN/TB chào bán   |    CN/TB tìm mua   |    Tin tức   |    Giới thiệu   |    Liên hệ Register   |    Login   
Số lượt truy cập: 120526691 Bản quyền thuộc Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Địa chỉ trụ sở chính: 24 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Tel: (84-04) 38249874 - 39342945 | Fax: (08-04) 38249874 | Email: techmart@vista.gov.vn